Tìm
English
Thứ tư, 10/09/2014 - 10:24

Thông tin cuộc thi "Khởi nghiệp 2014"
Phát động: Từ tháng 1/2014; Thu bài: Từ sau phát động đến hết 15/11/2014; Chấm bài: Tháng 12/2014; Chung kết và trao giải: 10/1/2015.

I. Mục đích:

  • Tạo sân chơi bổ ích cho thanh niên, sinh viên thông qua việc lập các dự án Khởi sự Doanh nghiệp, hướng họ tới hoạt động có ý nghĩa là tìm hiểu về kinh doanh; có cơ hội trải nghiệm thực tế để đúc rút kinh nghiệm, kiến thức về kinh doanh.
  • Tìm ra và tôn vinh những tác giả và các dự án khởi nghiệp xuất sắc.

II. Quy mô: Các tỉnh, thành phố trên cả nước

III. Thời gian:

-  Phát động: Từ tháng 1/2014;

-  Thu bài: Từ sau phát động đến hết 15/11/2014.

-  Chấm bài: Tháng 12/2014;

-  Chung kết và trao giải: 10/1/2015.

IV. Đối tượng dự thi:

  • Thanh niên các địa phương có ý tưởng và muốn khởi nghiệp; hoặc đã khởi nghiệp;
  • Sinh viên các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề;
  • Lực lượng bộ đội trẻ;
  • Công nhân, kỹ sư tại các nhà máy, khu công nghiệp (những người làm chủ công nghệ, có chuyên môn cao).
  • Du học sinh nước ngoài tại Việt Nam và du học sinh Việt Nam tại nước ngoài;
  • Người khuyết tật.

Thí sinh dự thi có thể tham gia theo hình thức cá nhân hoặc nhóm (nhóm dự thi có thể gồm sinh viên của nhiều trường khác nhau hoặc nhóm thanh niên kết hợp lại).

V. Nhóm ngành dự thi:

Sản xuất; Thương mại – Dịch vụ; Công nghệ thông tin – Viễn thông; Môi trường; Hỗ trợ cộng đồng; Kinh tế biển đảo; Ngành khác…

Cơ cấu giải thưởng:

TT

Giải thưởng

Phần thưởng

1

01 giải Nhất

30.000.000

2

02 giải Nhì

10.000.000

3

03 giải Ba

5.000.000

Ghi chú:

- Ban tổ chức tài trợ chi phí đi lại, ăn ở cho các thí sinh ở xa đến Hà Nội nhận giải (01 người/01 dự án).

Gợi ý về nội dung dự án tham gia cuộc thi:

THÔNG TIN CHUNG

Khái quát dự án: Lĩnh vực và sản phẩm, dịch vụ sẽ thực hiện; Mô hình doanh nghiệp sẽ thành lập, địa điểm...

Phân tích thị trường: Phân tích bối cảnh chính trị-kinh tế-xã hội để xây dựng đề án; Đánh giá về thị trường mà dự án hướng tới; Phân tích về đối thủ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh...; Phân tích nguy cơ rủi ro, phương án khắc phục...

Mô tả dự án: Quy mô dự án; Sản phẩm/ dịch vụ sẽ thực hiện; Phương thức tiến hành; Các bên đối tác; Chiến lược phát triển, triển vọng...

KẾ HOẠCH KINH DOANH

Đầu tư cho dự án: Nguồn vốn: huy động vốn, sử dụng vốn...; Trang thiết bị, mặt bằng, các chi phí khác có liên quan;

Nghĩa vụ pháp lý: Quản trị nhân sự, tổ chức bộ máy...

Lập kế hoạch tiếp thị: Marketing, quảng cáo (cho dự án sản xuất kinh doanh); Dịch vụ kèm theo (khi bán và sau khi bán hàng); Tổ chức bán hàng.

Lập kế hoạch tài chính: Lợi nhuận hàng tháng, năm thứ nhất và trong ít nhất 3 năm đầu; Kế hoạch tài chính dự trù cho các năm khi dự án hoạt động; Phương án thu hút vốn tạo nguồn tài chính cho dự án để đầu tư mở rộng và tái đầu tư...

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

Các hoạt động mà dự án sẽ thực hiện; Tổ chức kinh doanh, sản xuất và dịch vụ hỗ trợ; Xây dựng giá thành và giá bán dự kiến…

ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

Tầm nhìn thương hiệu; Bảo hộ sở hữu trí tuệ thương hiệu; Định vị thương hiệu; Đầu tư phát triển thương hiệu…

Ý NGHĨA VÀ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI

Phân tích những ý nghĩa về kinh tế, xã hội mang lại khi triển khai dự án.

Tải phiếu đăng kí cuộc thi "Khởi nghiệp"

Tải đề cương dự án chi tiết (File kèm theo)

Ban CTCT&SV
Số lần đọc: 3256

Danh sách liên kết