HOẠT ĐỘNG QUA ẢNH
Ảnh-12-11-2023-11-img1 Ảnh-12-11-2023-11-img2 Ảnh-12-11-2023-11-img0 Ảnh-12-11-2023-11-img1 Ảnh-12-11-2023-11-img2 Ảnh hoithaokhoahockhoacoban0 Ảnh-25-09-2023-06-img0 Ảnh-25-09-2023-06-img1 Ảnh-25-09-2023-06-img2 Ảnh-25-09-2023-06-img3

Thứ hai, 07/11/2016 - 17:15

Nghiệm thu công trình nghiên cứu khoa học cấp Học viện - PGS.TS. Hà Quý Tình

Tên đề tài: "Hội nhập TPP đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam – Tác động và giải pháp"

Chủ nhiệm: PGS.TS. Hà Quý Tình

Thời gian: 15h00 ngày 09/11/2016

Địa điểm: Phòng họp B - Đức Thắng

QĐ thành lập HĐNT số: 1180/QĐ-HVTC ngày 20/10/2016.

Chủ tịch hội đồng: PGS.TS. Phạm Văn Liên 

 

 TÓM TẮT ĐỀ TÀI

   1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

         Ngày nay, toàn cầu hóa, khu vực hóa đã trở thành xu thế tất yếu của mọi quốc gia, dân tộc. Hiệp định Đối tác kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được 12 nước ký kết ngày 4/2/2016 sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường, hỗ trợ phát triển sản xuất trong toàn khu vực và xác lập tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu. Hiệp định TPP được xem là bước quan trong việc tiến gần tới mục tiêu thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nên TPP được coi là Hiệp định thỏa thuận của thế kỷ XXI tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu để giải quyết những vấn đề mới của thời đại mới. TPP là hiệp định thương mại tự do đầu tiên có riêng một phần dành riêng về DNNVV. Mọi đàm phán giữa các thành viên TPP đều dựa trên tinh thần đảm bảo lợi ích cho các DNNVV.

       Việt Nam là nước có trình độ phát triển thấp so với các nước thành viên song đã mạnh dạn tham gia. Khi TPP có hiệu lực, DNNVV sẽ là chủ thể tích cực tham gia và thực thi các điều khoản cam kết. Bởi vậy nhiều cơ hội và thách thức sẽ đến với các DNNVV. Việc lựa chọn đề tài: “Hội nhập TPP đối với DNNVV Việt Nam - Tác động và giải pháp” làm công trình nghiên cứu khoa học là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

2. Kết cấu đề tài gồm 3 chương

Nội dung tóm tắt đề tài như sau:

Chương 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về TPP và DNNVV

1.1. Những vấn đề cơ bản về Hiệp định TPP

1.1.1 Cơ sở ra đời Hiệp định TP

1.1.2. Nội dung cơ bản của Hiệp định TPP

1.1.3. Vai trò của TPP, lợi ích và thiệt hại phát sinh khi tham gia TPP đối với một số nước thành viên

1.1.4. Con đường đến với TPP của Việt Nam

1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiệp định TPP đối với các DNNVV

1.21. Một số vấn đề cơ bản về DNNVV

1.2.2. Hiệp định TPP đối với các DNNVV

      Hiệp Định đã dành chương 24 bàn về DNNVV. Ngoài ra, cơ chế hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo lợi ích của các DNNVV cũng được đề cập ở nhiều chương, như: Chương 5, TPP đề cập đến tạo điều kiện thuận lợi về thuế, hải quan cho các DNNVV, Chương 14, quan tâm hỗ trợ các DNNVV về thương mại điện tử và công nghệ thông tin,  Chương 18 (IP) tạo điều kiện dễ dàng cho các DNNVV trong tìm kiếm, đăng ký, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở các thị trường mới; Chương 21 tạo ra và đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các DN nhỏ; Chương 22 tạo thuận lợi để mở rộng đối thoại giữa chính phủ - DN và cộng đồng; Chương 25 gắn kết môi trường và chính sách nhằm tạo thuận lợi cho các DN trong đó có DNNVV hoạt động. Chương 17 dành cho DNNN, mà trong tổng số các DNNN ở hầu hết các quốc gia thì DNNVV chiếm đa số.

       Như vậy, TPP là Hiệp định hướng sự quan tâm và tạo thuận lợi cho các DNNVV phát triển.

Chương 2 Tác động của TPP đối với nền kinh tế và DNNVV Việt Nam

     2.1. Tác động của TPP đối với nền kinh tế Việt Nam

     2.2. Tác động của Hiệp định TPP đối với các DNNVV nước ta

         Hiện nay, trong cộng đồng DN Việt Nam, các DNNVV chiếm trên 95% tổng số DN, thu hút 49-51% tổng lao động xã hội, đóng góp khoảng 43-50% hàng hóa tiêu dùng xuất khẩu, 17-20% thu ngân sách nhà nước và 45-50% GDP.

      2.2.1. Cơ hội TPP của đối với các DNNVV Việt Nam

     Thứ nhất, TPP sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho xuất khẩu của các DNNVV,

     Thứ hai, Thông qua TPP, Việt Nam sẽ tiến tới xây dựng cân bằng các quan hệ thương mại với các thị trường trọng điểm, tránh quá lệ thuộc vào một thị trường

     Thứ ba, TPP sẽ hỗ trợ và giúp cho xuất khẩu của DNNVV Việt Nam

     Thứ tư, TPP cũng góp phần thu hút FDI đến với các DNNVV trong nước

      Thứ năm, là cơ hội để DNNVV gia nhập vào các chuỗi cung ứng giá trị hàng hóa         

        2.2.2. Thách thức TPP đặt ra đối với các DNNVV Việt Nam

      Thứ nhất, Thách thức về năng lực cạnh tranh do cắt giảm thuế quan.

      Thứ hai, Thách thức về cải cách thành công DNNN.

      Thứ ba, Thách thức về hàng rào thương mại.

      Thư tư, Thách thức về quy mô, năng lực tài chính.

      Thứ năm, thách thức về trình độ công nghệ và lao động.

      Thứ sáu, Thách thức về vấn đề chia sẻ thông tin.

     Tóm lại, TPP mang lại cho các DNNVV Việt Nam nhiều lợi ích. Tuy vậy, năng lực hạn chế của các DNNVV là những rào cản khi tiếp cận những cơ hội do TPP mang lại. Do đó, cần phải có các giải pháp nâng cao năng lực của DNNVV.       

Chương 3 Quan điểm, đinh hướng và giải pháp đối với DNNVV

  3.1. Quan điểm, định hướng đối với DNNVV khi tham gia TPP

 3.2. Một số giải pháp đối với DNNVV khi Việt Nam tham gia TPP

 3.2.1. Giải pháp từ phía các DNNVV Việt Nam

    Thứ nhất, Đẩy mạnh ứng dụng quản trị DN trong các DNNVV

    Thứ hai, hiện đại hóa máy móc, trang thiết bị trong DNNVV.

    Thứ ba, Tăng cường nguồn lực tài chính trong các DNNVV

    Thứ tư, Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong các DNNVV

    Thứ năm, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các DNNVV

  3.2.2. Giải pháp từ phía các cơ quan Nhà nước

    Một là, Việt Nam cần tham gia TPP ngay trong giai đoạn đàm phán.

    Hai là, Đẩy mạnh cải cách, phát triển KTTT, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh.

   Ba là, các DNNVV chuẩn bị nội lực để nâng cao năng lực hội nhập và cạnh tranh.

   Bốn là, Kiện toàn hệ thống luật pháp phù hợp thông lệ quốc tế và quy định của TPP

      Kết luận: Hiệp định TPP, cơ hội và thách thức đặt ra đối với nền kinh tế và DNNVV Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV trong tiến trình hội nhập và thực thi TPP.

 

Hội đồng đánh giá cao kết quả nghiên cứu và thành công của đề tài. Hội đồng nghiệm thu nhất trí thông qua bản kết luận đội đồng nghiệm thu và đánh giá đề tài xếp loại xuất sắc./.

 

 

 

 

Số lần đọc: 1288
Các bài đã đăng
Tin phản hồi
TRANG CHỦ  |  Tin tức  |  ẢNH HOẠT ĐỘNG  |  LÝ LỊCH KHOA HỌC  |  MẪU VĂN BẢN KH&CN  |  LIÊN HỆ  |  TRANG CHỦ HVTC
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN QUẢN LÝ KHOA HỌC
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Chịu trách nhiệm chính: Ths. Ngô Vút Bổng - Phó Giám đốc (PT) Trung tâm Thông tin
Địa chỉ:số 58 - Phố Lê Văn Hiến - Quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Điện thoại: 02432191924 | Fax: 04.39331865
E-mail: khoahoctc@hvtc.edu.vn | Website: http://www.hvtc.edu.vn/khoahoc
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà