Chuyên mục

Ảnh hoạt động
Ảnh-25-04-2022-15-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Hoisach20220

Phát hành tài liệu
Thứ tư, 06/05/2015 - 15:57

Giáo trình Quản lý Tài chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công (XB năm 2010)

Năm 2000, Học viện Tài chính đã xuất bản giáo trình “Quản lý tài chính nhà nước” do PGS.TS.Hồ Xuân Phương và PGS.TS Lê Văn Ái đồng chủ biên. Năm 2005, để kế thừa, phát triển và hoàn thiện lý luận về tài chính công, đồng thời phù hợp với tình hình mới trong lĩnh vực tài chính, Học viện Tài chính đã cho xuất bản giáo trình “Quản lý tài chính công” do PGS.TS.Dương Đăng Chinh và TS.Phạm Văn Khoan đồng chủ biên. Giáo trình này đã tiếp tục được tái bản năm 2007. Đây là giáo trình dùng cho đào tạo hệ niên chế.

Từ khóa tuyển sinh năm 2008 (khóa 46), Học viện Tài chính bắt đầu chuyển sang áp dụng Chương trình đào tạo toàn khóa hệ đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ, theo Quyết định số 188/QĐ-HVTC, ngày 2/8/2008 của Giám đốc Học viện Tài chính. Hệ thống tín chỉ tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo. Chương trình đại học mềm dẻo, dễ dàng đáp ứng các nhu cầu luôn biến động của thị trường nhân lực. Hệ thống tín chỉ (hoàn chỉnh) đòi hỏi SV phải tích lũy kiến thức theo từng học phần (đơn vị: tín chỉ); kiến thức cấu trúc thành các mô đun (học phần); quy định khối kiến thức phải tích lũy cho từng văn bằng; xếp năm học của người học theo khối lượng tín chỉ tích lũy; chương trình đào tạo mềm dẻo: Cùng với các học phần bắt buộc còn có các học phần tự chọn, cho phép sinh viên dễ dàng điều chỉnh ngành nghề đào tạo; đánh giá thường xuyên, thang điểm chữ; dạy học lấy sinh viên làm trung tâm; đơn vị học vụ là học kỳ, mỗi năm có thể chia thành 2 học kỳ (15 tuần), 3 học kỳ (15 tuần) hoặc 4 học kỳ (10 tuần0; ghi danh học đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ chức theo mỗi học phần; có hệ thống cố vấn học tập, có thể tuyển sinh theo học kỳ; không thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đối với các chương trình đại học và cao đẳng; chỉ có 1 văn bằng chính quy với hai loại hình tập trung và không tập trung.

Giáo trình “Quản lý Tài chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công” là học phần 4 trong khối kiến thức bắt buộc thuộc kiến thức chuyên ngành quản lý tài chính công, được biên soạn một cách công phu là để thực hiện chủ trương chuyển chế độ đào tạo sang hình thức học chế tín chỉ của Học viện Tài chính.

Bằng kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, những người biên soạn – các giảng viên thuộc Bộ môn Quản lý tài chính nhà nước, khoa Tài chính công, Học viện Tài chính – đã tích lũy và sử dụng một khối lượng phong phú các tài liệu lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính ở các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công để xây dựng nên giáo trình này. Giáo trình do TS.Phạm Văn Khoan và TS.Nguyễn Trọng Thản đồng chủ biên.

Giáo trình cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên sẽ giúp sinh viên tiếp cận với phương pháp học tập chủ động, sáng tạo thông qua việc trình bày, bảo vệ các quan điểm, ý kiến cá nhân và làm việc theo nhóm một các tích cực.

MỤC LỤC

                                                                                            TRANG 

LỜI NÓI ĐẦU

 

CHƯƠNG 1. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

5

1.1.Hệ thống các cơ quan nhà nước

5

1.2.Đặc điểm nguồn kinh phí hoạt động và chi tiêu của các cơ quan nhà nước

15

1.3.Các cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước

18

CHƯƠNG 2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG

19

2.1.Đơn vị sự nghiệp công

39

2.2.Nguồn kinh phí hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công

47

2.3.Cơ chế chung về quản lý tài chính các cơ quan đơn vị sự nghiệp công

53

CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG

83

3.1.Khái niệm, bản chất và chức năng của tiền lương

83

3.2.Nội dung quỹ tiền lương

86

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quỹ tiền lương

101

3.4.Nguyên tắc quản lý quỹ tiền lương

102

3.5.Lập, chấp hành, quyết toán quỹ tiền lương

105

CHƯƠNG 4. QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG

109

4.1. Những vấn đề chung về tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công

109

4.2.Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan nhà nước

123

4.3.Quản lý tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công

151

Số lần đọc: 3981
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Ảnh hoạt động  |  Hỏi đáp  |  Gửi yêu cầu  |  Trang TT HVTC
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Địa chỉ: Học viện Tài chính, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:
E-mail: thuvien@hvtc.edu.vn
Website: http://www.hvtc.edu.vn/thuvien
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà