Chuyên mục

Ảnh hoạt động
Ảnh-25-04-2022-15-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Hoisach20220

Tài liệu
Thứ tư, 08/10/2014 - 14:14

Kế toán Việt Nam quá trình hình thành và phát triển (Tập I - XB năm 2012)

Kế toán là một trong nhừng công cụ quản lý kinh tế, tài chính cần thiết trong bất cứ chế độ kinh tế - xã hội nào. Quy mô sản xuất xã hội càng phát triển thì yêu cầu và phạm vi công tác kế toán càng mở rộng, vai trò và vị trí công tác kế toán càng được nâng cao, trách nhiệm của người làm kế toán ngày càng nặng nề. Chỉ rõ tầm quan trọng của kế toán trong quá trình phát triển sản xuất xã hội, Các Mác viết: “Kế toán, như là phương tiện kiểm soát và tổng kết quá trình sản xuất trên ý niệm, càng trở nên cần thiết, chừng nào mà quá trình càng có một quy mô xã hội, càng mất tính chất thuần tuý cá thể; cho nên kế toán càng cần thiết với sản xuất Tư bản chủ nghĩa hơn là đối với sản xuất phân tán của thợ thủ công và nông dân, và lại càng cần thiết đối với nền sản xuất công cộng hơn là đối với nông sản xuất Tư bản chủ nghĩa”.
Nội dung và bản chất của kế toán trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội do phương thức sản xuất quyết định.

Dưới chế độ XHCN, kế toán là một công cụ quan trọng trong tay Nhà nước đó tổ chức, lãnh đạo và quản lý nền kinh tế quốc dân dựa trên nền tảng công hữu về tư liệu sản xuất và phát triển có kế hoạch nhằm không ngừng thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của nhân dân lao động. Thực hiện hạch toán kế toán ở mỗi đơn vị, mỗi ngành và trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân là một nhu cầu cần thiết để bảo vệ những thành quả của cách mạng XHCN và xây dựng thành công CNXH.
Như vậy có thể nói, trong bất cứ nền kinh tế nào, hoạt động kế toán cũng giữ vị trí cực kỳ quan trọng; thậm chí có thể nói: Không có kế toán thì không có kinh tế. Điều đó càng đúng đối với nền kinh tế định hướng XHCN, mà ở đó, như V.I.Lê-Nin đã từng nhấn mạnh: “Điều cơ bản là tổ chức việc toàn dân kiểm kê và kiểm soát sự sản xuất và phân phối sản phẩm một cách hết sức chặt chẽ”. Ngày nay, khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN thì tầm quan trọng của hoạt động kế toán, lại gia tăng gấp bội vì hoạt động đó vừa phải phản ánh những đặc tính của kinh tế thị trường, vừa phải giữ vững định hướng XHCN. Đây là điều rất mới mẻ, khó khăn, có thể nói là chưa có tiền lệ, đòi hỏi ở tất cả nhừng ngưòi làm công tác kế toán phải có tinh thần sáng tạo cao độ. Trong những năm đầu chuẩn bị cho công cuộc đổi mới trong thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi hội nghị sáng kiến kế toán năm 1982 tại sầm Sơn - Thanh Hoá, Người đã viết: “Chúng ta không thể điều hành quản lý có hiệu quả nền kinh tế nếu chúng ta không biết làm tốt công tác kế toán".

Thực ra trong năm qua, cùng với quá trình đổi mới của đất nước, hoạt động kế toán, đã được đổi mới một cách cơ bản. Từ chỗ hệ thống pháp quy còn sơ lược nay chúng ta đã có một hệ thông pháp quy tương đối đồng bộ. Từ chỗ hoạt động kế toán còn nặng về ghi chép, phản ánh tình hình một cách thụ động thì nay nó ngày càng mang tính chủ động hơn, trở thành một nhân tố trực tiếp thúc đẩy kinh doanh một cách có hiệu quả. Từ chỗ hoạt động kế toán chủ yếu là công cụ nhà nước quản lý doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, ngày nay hoạt động kế toán không những trở thành công cụ Nhà nước kiểm soát hoạt động của mọi thành phần kinh tế mà còn là công cụ hữu hiệu của mọi doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Từ chỗ hoạt động kế toán là một hoạt động của Nhà nước, thuộc thẩm quyền chỉ đạo của Nhà nước thì nay nó đă trở thành một loại hình dịch vụ đa dạng có sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Từ chỗ các cơ quan kế toán là các cơ quan hành chính nhà nước thì nay đã xuất hiện nhiều tổ chức xã hội, nghề nghiệp. Đó là những bước tiến rất dài và rất sâu sắc trong quá trình đổi mới từ nhận thức đến hành động của công tác kế toán ở Việt Nam.

Để làm rõ hơn vai trò của kế toán, sự hình thành, phát triển của kế toán trong tiến trình lịch sử phát triển kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, Tập thể các nhà khoa học, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ và Thạc sĩ của Học viện Tài chính tập trung trí tuệ và sức lực sưu tầm, hệ thống hoá các tài liệu từ trước tới nay, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử đã và đang thực hiện công tác kế toán trong cả nước để mô tả sóng động lại quá trình hình thành và phát triển của kế toán.

Việt Nam từ thời kỳ nhà Nguyễn và thời kỷ Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp từ trước năm 1945 và sau đó là từ khi đất nước thống nhất từ năm 1975 đến nay. Để hoàn thành bộ sách này, tập thể tác giả đã sử dụng một số tài liệu, số liệu về hoạt động kế toán lưu giữ trong cơ quan lưu trữ quốc gia, trong bộ sách lịch sử tài chính Việt Nam và trích dẫn một số các tư liệu trong các bài viết, bản báo cáo trong các hội nghị, nguyên là lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã phát biểu hoặc được công bố Bộ sách này nhằm phân tích đánh giá các hoạt động kế toán gắn với các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước, mô tả giúp người đọc hiểu rõ các mốc lịch sử về kế toán, những đặc điểm của họat động kế toán qua từng thời kỳ giai đoạn. Trên cơ sở quá trình hình thành phát triển của kế toán, Bộ sách cũng đúc rút ra các bài học kinh nghiệm, đưa ra định hướng phát triển kế toán trong thời gian tới. Nội dung của Bộ sách gồm 5 phần và chia thành 2 tập.

Tập 1 gồm 3 phần:

- Phần thứ nhất: Tổng quan sự hình thành và phát triển của kế toán trong lịch sử thế giới hiện đại;

- Phần thứ hai: Khởi đầu hình thành và xây dựng Kế toán Việt Nam trước và sau Cách mạng Tháng Tám, bảo vệ xây dựng phát triển kinh tế miên Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam (giai đoạn trước năm 1940 đến 1975);

- Phần thứ ba: Thống nhất và hoàn thiện hệ thống Kế toán Việt Nam sau khi thống nhất đất nước, cả nước tập trung xây dựng CNXH (Giai đoạn 1976-1990)

Tập 2 gồm 2 phần:

Phần thứ tư: Đổi mới toàn diện hệ thông Kế toán Việt Nam, mở cửa hội nhập Kế toán Việt Nam với Kế toán thế giới để xây dựng phát triển nền kinh tế Việt Nam theo cơ chế thị trường định hướng XHCN (Giai đoạn 1991-2011);

Phần thứ năm: Định hướng phát triển Kế toán Việt Nam từ năm 2012 đến 2030.

Chủ trì là GS.TS.NGND Ngô Thế Chi - Giám đốc Học viện Tài chính và PGS.TS. Phạm Văn Đăng - Phó Giám đốc Học viện Tài chính. Chủ biên, thành viên thực hiện biên soạn từng phần, các chương của từng phần và thành viên trong ban biên tập bao gồm:

- Chủ biên: GS.TS.NGND Ngô Thế Chi; PGS.TS. Phạm Văn Đăng;

* Biên soạn phần thứ nhất: PGS.TS. Phạm Văn Đăng; TS. Mai Ngọc Anh;

* Biên soạn phần thứ hai: TS. Nguyễn Ngọc Tuyến; CN. Ngô Văn Khoa; TS. Mai Ngọc Anh; TS. Chúc Anh Tú;

* Biên soạn phần thứ ba: TS. Nguyễn Đức Độ; TS. Ngô Thị Thu Hồng; TS. Nguyễn Thị Lan; CN. Ngô Văn Khoa;

* Biên soạn phần thứ tư: PGS.TS. Phạm Vản Đăng; TS. Mai Ngọc Anh; TS. Chúc Anh Tú; TS. Ngô Thị Thu Hồng: CN. Ngô Văn Khoa;

* Biên soạn phần thứ năm: GS.TS.NGND Ngô Thế Chi; PGS.TS. Phạm Văn Đăng; TS. Mai Ngọc Anh; TS. Chúc Anh Tú; CN. Ngô Văn Khoa

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

3

Phần thứ nhất: Tổng quan sự hình thành và phát triển của kế toán Việt Nam trong lịch sử thế giới hiện đại

7

Chương 1.Hạch toán thời cổ đại và sự hình thành kế toán

9

1.1.Sự ra đời của kế toán

9

1.2.Thời kỳ phục hưng ở châu Âu, sự ra đời phương pháp  ghi chép của kế toán, các loại kế toán và mô hình kế toán

12

1.3.Cách mạng công nghiệp ảnh hưởng đến sự phát triển kế toán

14

1.4.Sự hình thành các quy định của pháp luật về kế toán

31

Chương 2. Sự phát triển của kế toán ở một số quốc gia trong nửa cuối thế kỷ XX-Đầu thế kỷ XXi

35

2.1.Bối cảnh kinh tế thế giới

35

2.2.Sự phát triển của Kế toán Mỹ

39

2.3.Sự phát triển của Kế toán Pháp

43

2.4.Sự phát triển của Kế toán Mỹ ở Nhật Bản

46

2.5.Kế toán ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu

50

2.6.Sự phát triển Kế toán ở Trung Quốc

55

2.7.Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) và sự hình thành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế

58

2.8.Tóm lược về sự hình thành và quá trình phát triển của kế toán

60

Chương 3. Tóm lược về sự hình thành và phát triển của Kế toán Việt Nam trong tiến trình phát triển của Kế toán thế giới

65

Phần thứ II. Khởi đầu hình thành và xây dựng kế toán Việt Nam trước và sau cách mạng tháng tám, bảo vệ xây dựng phát triển kinh tế miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam

77

Chương 1. Kế toán VN thời kỳ nhà  Nguyễn và pháp thuộc (Giai đoạn trước năm 1945)

79

1.1.Bối cảnh kinh tế và đặc điểm kế toán thời kỳ Nhà Nguyễn

79

1.1.1.Bối cảnh kinh tế thời Nhà Nguyễn

79

1.1.2.Chính sách thuế khóa và tiền tệ thời Nhà Nguyễn

81

1.1.3.Đặc điểm kế toán thời kỳ Nhà Nguyễn

82

1.2.Bối cảnh Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc (trước năm 1945)

94

Chương 2.Kế toán Việt Nam thời kỳ đầu Cách mạng tháng Tám và khánh chiến chống Pháp (giai đoạn 1945 – 1954)

113

2.1.Kế toán trong những ngày đầu củng cố chính quyền Dân chủ Nhân Dân (năm 1945 – 1946)

113

2.1.1.Sứ mệnh và trọng trách của Nhà nước VNDCCH trong ngày tháng đầu ra đời

113

2.1.2.Kế toán trong những ngày tháng đầu thực hiện sứ mệnh và  trọng trách của Nhà nước VNDCCH

132

2.2.Kế toán trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

150

2.2.1.Bối cảnh kinh tế - xã hội

150

2.2.2.Hoạt động kế toán bảo đảm yêu cầu quản lý tài chính ngân sách phục vụ cho kháng chiến chống Pháp

161

2.3.Nhận xét, đánh giá về kế toán trong thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954

177

Chương 3. Kế toán Việt Nam trong thời kỳ bảo vệ xây dựng miền Bắc tiến lên XHCN và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (Giai đoạn 1955 – 1975)

179

3.1.Kế toán Việt Nam trong thời ký bảo vệ xây dựng miền Bắc tiến lên XHCN (Giai đoạn 1955 – 1975)

179

3.1.1.Bối cảnh kinh tế - xã hội 1955 - 1975

179

3.1.2.Nội dung diễn biến về hoạt động kế toán

186

3.1.3.Nội dung một số văn bản pháp luật quan trọng về quản lý tài chính đã ban hành

292

3.2.Kế toán Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giải phóng miền Nam

299

3.2.1.Bối cảnh kinh tế - xã hội

299

3.2.2.Nội dung diễn biến hoạt động kế toán

302

Phần thứ ba: Hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam sau khi thống nhất đất nước, cả nước tập trung xây dựng XHCN

319

Chương 1. Kế toán Việt Nam sau khi thống nhất đất nước, cả nước tập trung  xây dựng CNXH, xây dựng lực lượng chống chiến tranh biên giới (giai đoạn 1976 – 1980)

321

1.1.Bối cảnh kinh tế - xã hội

321

1.2.Nội dung hoạt động kế toán

322

1.2.1.Thống nhất chế độ kế toán hai miền Bắc và Nam

322

1.2.2.Hoàn thiện các chế độ kế toán – thống kê

328

1.2.3.Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán quốc gia

344

1.2.4.Hoàn thiện chế độ kế toán đối với các loại tài sản tại các doanh nghiệp

353

Chương 2.Phát triển kế toán Việt Nam chuẩn bị cho công cuộc đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN (Giai đoạn 1981 – 1990)

379

2.1.Tình hình kinh tế tài chính giai đoạn 1981 - 1990

379

2.1.1.Tình hình kinh tế tài chính giai đoạn 1981 - 1985

379

2.1.2.Tình hình kinh tế tài chính  giai đoạn 1986 - 1990

385

2.2.Hoạt động kế toán Việt Nam giai đoạn 1981 - 1990

432

Mục lục

432

Số lần đọc: 10539
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Ảnh hoạt động  |  Hỏi đáp  |  Gửi yêu cầu  |  Trang TT HVTC
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Địa chỉ: Học viện Tài chính, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:
E-mail: thuvien@hvtc.edu.vn
Website: http://www.hvtc.edu.vn/thuvien
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà