Chuyên mục

Ảnh hoạt động
Ảnh-25-04-2022-15-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Hoisach20220

Tài liệu
Thứ ba, 04/11/2014 - 10:0

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (dùng cho đối tượng không chuyên - XB năm 2008)

Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” dành cho các chuyên ngành khác trong Học viện Tài chính là giáo trình nhằm  trang bị những kiến thức cơ bản nhất về tài chính doanh nghiệp cho các sinh viên không thuộc chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp. Do vậy, cuốn giáo trình được biên soạn hết sức cơ bản xuyên suốt từ vai trò của nhà quản lý tài chính, các công cụ tài chính như báo cáo tài chính, trị giá thời gian của tiền, lãi suất, rủi ro đến các quyết định tài chính như quyết định đầu tư vốn, quyết định tài trợ vốn, quyết định phân phối kết quả. Để thuận tiện trong việc giảng dạy và nghiên cứu, cuốn giáo trình được chia thành 5 phần:

+ Thứ nhất: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp

Trong phần này, sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về mục tiêu và vai trò của tài chính, hơn nữa sẽ được tiếp cận đến các nguyên lý cơ bản của tài chính đó là giá trị thời gian của tiền, rủi ro và tỷ suất sinh lời. Đây là các nguyên lý sẽ được ứng dụng  xuyên suốt trong việc ra các quyết định của nhà quản lý tài chính doanh nghiệp.

+ Thứ hai: Phân tích và dự báo nhu cầu tài chính doanh nghiệp

Một trong những thông tin rất hữu ích cho việc ra quyết định tài chính là đánh giá được quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính của kế toán cung cấp. Mặt khác, những thông tin về tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp sẽ là cơ sở trong việc dự báo nhu cầu tài chính trong tương lai. Do vậy, ở phần này sinh viên sẽ được  tiếp cận cách đọc báo tài chính, cách xây dựng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá tình hình tài chính, phân tích hệ thống đòn bẩy và các phương pháp dự báo nhu cầu tài chính của doanh nghiệp như dự báo bằng phương pháp tỷ lệ % doanh thu, phương pháp hồi quy….

+ Thứ ba: Huy động vốn của doanh nghiệp

Trong điều kiện kinh tế trường, các công cụ huy động vốn cho doanh nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên với mỗi công cụ huy động vốn đều có những điểm lợi và bất lợi và phù hợp trong những điều kiện nhất định của doanh nghiệp. Do vậy, để giúp cho việc lựa chọn công ty huy động vốn thích hợp, phần này sẽ trang bị cho sinh viên đặc điểm của từng nguồn tài trợ, những điểm lợi và bất lợi khi doanh nghiệp sử dụng từng nguồn tài trợ vốn, các ước lượng chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.

+ Thứ tư: Đầu tư vốn của doanh nghiệp

Đầu tư vốn của doanh nghiệp là quyết định quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp trong việc tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu. Vì vậy, để lựa chọn được một quyết định đầu tư hợp lý đòi hỏi phải đánh giá và phân tích hiệu quả của dự án. Trong phần này sẽ trang bị cho sinh viên cách xác định dòng tiền của dự án và các phương pháp để đánh giá hiệu quả dự án đầu tư.

+ Thứ năm: Quản lý vốn và kết quả kinh doanh

Sau khi thực hiện đầu tư vốn, một trong những vấn đề đặt ra đối với nhà quản lý là thực hiện quản lý vốn và tài sản, quản lý chi phí, doanh thu, lợi nhuận và hơn nữa là thực hiện phân phối lợi nhuận một cách hài hòa. Do vậy, trong phần này sẽ trang bị kiến thức về cách thức quản lý vốn và tài sản, cách thức quản lý chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Với cách tiếp cận như vậy, tập thể tác giả hy vọng rằng cuốn giáo trình này sẽ giúp cho sinh viên, nghiên cứu viên, sinh viên….gặp thuận lợi trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và học tập…

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp bao gồm 11 chương, là công trình tập thể do các giảng viên của Bộ Tài chính doanh nghiệp thuộc Học viện Tài chính tham gia biên soạn và được phân công như sau:

- PGS.TS.Vũ Công Ty, trưởng khoa TCDN, chủ biên và viết các chương 1,4,5.

- TS.Bùi Văn Vần, phó trưởng khoa, phó trưởng bộ môn TCDN, đồng chủ biên viết chương 7.

- PGS.TS.Nguyễn Đăng Nam, chủ tịch hội đồng trường, viết các chương 8 và chương 10.

- TS.Bạch Đức Hiển, phó trưởng khoa TCDN, trưởng bộ môn TCDN, viết các chương 6,9.

- Ths.Vũ Thị Hoa viết chương 2,3.

- NCS.Vũ Văn Ninh viết chương 11 và tham gia viết chương 1.

MỤC LỤC

                                                         Trang

Lời nói đầu

3

Chương 1.Tổng quan về tài chính doanh nghiệp

7

1.1.Mục tiêu của tài chính của doanh nghiệp

7

1.2.Tiền đề của tài chính doanh nghiệp

10

1.3.Vai trò của giám đốc tài chính doanh nghiệp

18

1.4.Hình thức tổ chức pháp lý ảnh hưởng tới tài chính doanh nghiệp

20

Chương 2.Giá trị thời gian của tiền

25

2.1.Tiền lãi và lãi suất

25

2.1.1.Giá trị thời gian của tiền

25

2.1.2.Lãi đơn

26

2.1.3.Lãi kép

27

2.2.Giá trị tương lai của tiền

28

2.2.1.Giá trị tương lai của một khoản tiền

28

2.2.2.Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ

30

2.3.Giá trị hiện tại của tiền

33

2.3.2.Giá trị hiện tại của một khoản tiền

35

2.4.Các bài toán ứng dụng

38

2.4.1.Tìm lãi suất

38

2.4.2.Lập kế hoạch trả nợ

40

Chương 3.Rủi ro và tỷ suất sinh lời

43

3.1.Tổng quan về rủi ro và tỷ suất sinh lời

43

3.1.1.Khái niệm về tỷ suất sinh lời và rủi ro

43

3.1.2.Các loại rủi ro

45

3.1.3.Đánh giá mức độ rủi ro

46

3.2.Mối quan hệ giữa rủi ro và lãi suất sinh lời

55

3.2.1.Rủi ro hệ thống và hệ số bêta

55

3.2.2.Tác động của rủi ro tới tỷ suất sinh lời

58

Chương 4.Phân tích báo cáo tài chính

63

4.1.Mục đích phân tích, tài liệu phân tích và phương pháp phân tích

63

4.1.1.Mục đích phân tích báo cáo tài chính

63

4.1.2.Phương pháp phân tích

65

4.1.3.Tài liệu phân tích

65

4.2.Nội dung phân tích

72

4.2.1.Phân tích BCTC thông qua các tỷ số tài chính đặc trưng

72

4.2.2.Phân tích báo cáo tài chính thông qua các tỷ số tài chính đặc trưng

76

4.2.3.Một số lưu ý trong khi phân tích BCTC công ty

96

Chương 5.Phân tích dòng tiền và hệ thống đòn bẩy

99

5.1.Phân tích nguồn tài trợ và ngân quỹ

99

5.5.1.Phân tích nguồn tài trợ vốn lưu động

99

5.1.2.Phân tích ngân quỹ

104

5.1.3.Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

108

5.1.4.Phân tích khả năng tăng trưởng

110

5.2.Hệ thống đòn bẩy trong doanh nghiệp

113

5.2.1.Phân tích điểm hòa vốn

113

5.2.2.Hệ thống đòn bẩy trong doanh nghiệp

120

Chương 6.Dự báo nhu cầu tài chính của doanh nghiệp

129

6.1.Dự báo trong quản lý tài chính của DN

130

6.2.Dự báo doanh thu

130

6.2.1.Tầm quan trọng của dự báo doanh thu

130

6.2.2.Những yếu tố cần xem xét trong việc dự báo doanh thu

131

6.2.3.Các thức dự báo doanh thu

132

6.3.Dự báo kết quả tài chính và bảng cân đối kế toán theo phương pháp tỷ lệ phần trên doanh thu

133

6.3.1.Dự báo Báo cáo kết quả kinh doanh

134

6.3.2.Dự báo bảng cân đối kế toán

136

6.4.Dự báo nhu cầu vốn cần thiết bổ sung

147

6.4.1.Nhu cầu vốn cần thiết bổ sung

147

6.4.2.Mối quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu tài trợ

149

6.5.Dự báo nhu cầu vốn bằng phương pháp hồi quy tuyến tính

150

6.6.Dự báo vốn bằng tiền

150

6.6.1.Tầm quan trọng của dự báo vốn bằng tiền

153

6.6.2.Phương pháp dự báo vốn bằng tiền

153

Chương 7.Nguồn tài trợ của doanh nghiệp

159

7.1.Tổng quan về nguồn tài trợ của doanh nghiệp

159

7.2.Nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp

165

7.2.1.Nguồn tài trợ bên trong

165

7.2.2.Nguồn tài trợ bên ngoài

166

7.3.Nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp

200

7.3.1.Nợ phải trả có tính chất chu kỳ

200

7.3.2.Tín dụng nhà cung cấp

202

7.3.3.Tín dụng ngân hàng

204

7.3.4.Chiết khấu thương phiếu

204

7.3.5.Bán nợ

205

7.3.6.Các nguồn tài trợ ngắn hạn khác

206

7.4.Mô hình về nguồn tài trợ của doanh nghiệp

207

7.4.1.Nguồn vốn lưu động thường xuyên

207

7.4.2.Các mô hình tài trợ vốn cho doanh nghiệp

210

Chương 8.Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp

213

8.1.Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp

213

8.1.1.Khái niệm chi phí sản xuất sử dụng vốn

213

8.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn

214

8.2.Ước lượng chi phí sử dụng vốn của từng nguồn

215

8.2.1.Chi phí sử dụng vốn vay

215

8.2.2.Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi

217

8.2.3.Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư

219

8.2.4.Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới

222

8.3.Chi phí bình quân sử dụng vốn và chi phí sử dụng vốn cận biên

223

8.3.1.Chi phí bình quân sử dụng vốn

223

8.3.2.Chi phí sử dụng vốn cận biên

224

Chương 9.Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

229

9.1.Tổng quan về đầu tư dài hạn của doanh  nghiệp

229

9.1.1.Khái niệm về đầu tư dài hạn

229

9.1.2.Các loại đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

231

9.1.3.Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn

234

9.2.Dòng tiền của dự án đầu tư

238

9.2.1.Các nguyên tắc xác định dòng tiền của dự án

238

9.2.2.Xác định dòng tiền của DAĐT

238

9.2.3.Ảnh hưởng của khấu hao đến dòng tiền của DAĐT

243

9.3.Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư dài hạn

244

9.3.1.Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả dự án đầu tư dài hạn

244

9.3.2.Các phương pháp chủ yếu đánh giá, lựa chọn DAĐT

244

9.3.3.Một số trường hợp đặc biệt trong đánh giá và lựa chọn DAĐT

267

Chương 10.Quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp

281

10.1.Quản lý TSCĐ và vốn cố định của DN

281

10.1.1.TSCĐ và vốn cố định DN

281

10.1.2.Hao mòn và khấu hao TSCĐ

284

10.1.3.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ

294

10.2.Quản lý TSLĐ và vốn lưu động của DN

296

10.2.1.TSLĐ và vốn lưu động

296

10.2.2.Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu VLĐ

298

10.2.3.Quản trị vốn tồn kho dự trữ

307

10.2.4.Quản trị vốn bằng tiền

312

10.2.5.Quản trị các khoản phải thu

313

10.2.6.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ

316

Chương 11.Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

319

11.1.Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm

319

11.1.1.Chi phí sản xuất kinh doanh

319

11.1.2.Giá thành sản phẩm

320

11.1.3.Nội dung quản trị chi phí và giá thành sản phẩm

324

11.3.Lợi nhuận và tỷ suất lợi  nhuận của doanh nghiệp

326

11.3.1.Lợi nhuận và ý nghĩa của lợi nhuận

326

11.3.2.Tỷ suất lợi nhuận

328

11.3.3.Phân phối kết quả hoạt động của DN

329

11.3.4.Chính sách cổ tức của công ty cổ phần

330

Tài liệu tham khảo

352

 

Số lần đọc: 3092
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Ảnh hoạt động  |  Hỏi đáp  |  Gửi yêu cầu  |  Trang TT HVTC
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Địa chỉ: Học viện Tài chính, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:
E-mail: thuvien@hvtc.edu.vn
Website: http://www.hvtc.edu.vn/thuvien
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà