Chuyên mục

Ảnh hoạt động
Ảnh-25-04-2022-15-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Hoisach20220

Tài liệu
Thứ sáu, 12/12/2014 - 10:18

Giáo trình Quản trị đầu tư quốc tế (XB năm 2011)

Đầu tư quốc tế là hoạt động kinh tế phổ biến trong điều kiện hội phận và toàn cầu hóa của đời sống kinh tế thế giới và cũng là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động tài chính quốc tế.

Ở Việt Nam, kể từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện mở cửa tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện mở cửa và hội  nhập quốc tế, chúng ta đã và đang nhận được ngày càng nhiều luồng vốn đầu tư quốc tế, kể cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Các luồng vốn này là một là một bộ phận nguồn lực hết sức quý giá, giúp khơi dạy và phát huy các nguồn lực sẵn có của quốc gia, góp phần đắc lực đưa nền kinh tế nhanh chóng vượt qua nhóm các nước nghèo, tạo ra những tiền đề cơ bản cho sự cất cánh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cũng ngày càng lớn mạnh, tham gia nhiều hơn vào các hoạt động đầu tư ra nước ngoài và chắc chắn sẽ trở thành một xu thế trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ở thập niên thứ hai của thế kỷ 21 và những năm tiếp theo. Với sự cắt nghĩa như vậy, chứng tỏ trong hành trang kiến thức về quản trị kinh doanh và quản trị tài chính quốc tế ở Việt Nam hiện nay, rất cần phải bổ sung một khối lượng kiến thức mới là quản trị đầu tư quốc tế.

Trước yêu cầu mới về cả về lý luận và thực tiễn như vậy, tại Học viện Tài chính, chương trình đào tạo cho sinh viên chuyên ngành Tài chính quốc tế áp dụng từ năm 2009-2010 trở đi. “Quản trị đầu tư quốc tế” là một môn học có tính nghiệp vụ chuyên sâu về Tài chính quốc tế, được chính thức đưa vào giảng dạy và học tập bên cạnh một loạt các môn học nghiệp vụ chuyên sâu khác, như Quản trị thanh toán quốc tế, Quản trị tài chính công ty đa quốc gia, Quản trị vay và nợ nước ngoài… Để đáp ứng yêu cầu này, việc biên soạn cuốn giáo trình phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập được đặt ra rất cấp bách và Học viện Tài chính đã giao cho PGS.TS.Phan Duy Minh, trưởng khoa Tài chính quốc tế, nhiệm vụ chủ biên để cùng với một số thầy cô giáo khác phối hợ thực hiện.

Khi bắt tay vào biên soạn, có thể nói, đây là cuốn giao trình hầu như là đầu tiên về chủ để này ở Việt Nam, nhóm tác giả đã phải đối mặt với không ít những khó khăn, cả về lý luận và thực tiễn. Về lý luận, tuy cho đến nay ở Việt Nam cũng đã có các cuốn sách viết về kinh tế đầu tư, quản trị đầu tư, đầu tư chứng khoán, đầu tư trực tiếp nước ngoài…. Nhưng về cơ bản chỉ mới dừng lại ở nguyên lý chung và phần lớn chủ yếu theo thiên hướng đầu tư nội địa, trong phạm vi từng quốc gia. Về thực tiễn, các hoạt động đầu tư quốc tế mặc dù đã có ở Việt Nam, song cũng chỉ mới trải qua một quãng thời gian khá khiêm tốn, trong khi đó, nhóm tác giả hầu như chưa có điều kiện được xâm nhập trực tiếp để tiến hành, tìm hiểu các hoạt động đầu tư quốc tế, mà chủ yếu chỉ mới tiếp cận gián tiếp thông qua các báo cáo tài chính hoặc từ các nguồn tài liệu khác. Với thực tế như vậy, việc biên soạn cuốn sách sách đã phải thực hiện theo phương châm “gạn đục khơi trong”, nhằm tận dụng kế thừa và phát triển đến mức cao nhất những cái đã có, sao cho cuốn sách có thể chuyển tải được các nội dung cơ bản, vừa mang tính khoa học, hiện đại  nhưng phù hợp với Việt Nam.

Với sự biên soạn lần này, cuốn giáo trình “Quản trị đầu tư quốc tế” được bố cục thành 4 chương, thời lượng tương ứng cho 2 tín chỉ, 45 tiết giảng. PGS.TS.Phan Duy Minh chủ biên và trực tiếp viết chương 1, chương 2 và chương 4; chương 3 do PGS.TS.Phan Duy Minh cùng Ths.Nguyễn Thị Hương Trà, giảng viên Bộ môn Tài chính quốc tế, Học viện Tài chính, phối hợp thực hiện.

MỤC LỤC

                                                                      Trang

Lời nói đầu

3

Giới thiệu môn học

7

Chương 1.Tổng quan về quản trị đầu tư quốc tế

9

1.1.Những vấn đề cơ bản về đầu tư quốc tế

9

1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của đầu tư quốc tế

9

1.1.2.Động cơ của đầu tư quốc tế

13

1.1.3.Cơ hội và thách thức đối với đầu tư quốc tế

15

1.1.4.Các loại đầu tư quốc tế

19

1.2.Quản trị đầu tư quốc tế

21

1.2.1.Khái niệm và đặc điểm

21

1.2.2.Nội dung của quản trị đầu tư quốc tế

23

1.3.Vài nét về đầu tư quốc tế của Việt Nam

25

1.3.1.Đầu tư quốc tế trực tiếp

25

1.3.2.Đầu tư quốc tế gián tiếp

28

Chương 2.Quản trị đầu tư quốc tế trực tiếp

33

2.1.Khái quát về dự án FDI

33

2.1.1.Một số khái niệm cơ bản

33

2.1.2.Đặc điểm của dự án FDI

37

2.1.3.Các loại dự án FDI

38

2.1.4.Khái quát về quản trị dự án FDI

39

2.1.5.Khái quát về quản trị dự án FDI

49

2.2.Quản trị soạn thảo dự án FDI

51

2.2.1.Những vấn đề chung về quản trị soạn thảo dự án FDI

51

2.2.2.Nội dung của quản trị soạn thảo dự án FDI

57

2.3.Quản trị thẩm định dự án FDI

76

2.3.1.Những nội dung cơ bản về thẩm định dự án FDI

76

2.3.2.Nội dung cơ bản về quản trị dự án FDI

86

2.3.3.Cấp giấy phép đầu tư

96

2.4.Quản trị triển khai dự án FDI

100

2.4.1.Khái niệm và ý nghĩa

101

2.4.2.Nội dung của quả  trị triển khai dự án FDI

104

Chương 3.Quản trị đầu tư quốc tế gián tiếp

131

3.1.Khái quát về đầu tư quốc tế gián tiếp

131

3.1.1.Khái niệm, đặc điểm của đầu tư quốc tế gián tiếp

143

3.1.2.Đối tượng chủ yếu và chủ thể của đầu tư quốc tế gián tiếp

143

3.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán

158

3.1.4.Các hình thức đầu tư chứng khoán

161

3.1.5.Qui trình đầu tư chứng khoán

163

3.1.6.Động lực của đầu tư chứng khoán quốc tế

165

3.1.7.Chiến lược đầu tư chứng khoán

169

3.1.8.Các chỉ số chứng khoán trên thế giới

185

3.2.Quản trị đầu tư vào cổ phiếu quốc tế

199

3.2.1.Thị trường cổ phiếu quốc tế

199

3.2.2.Phân tích cổ phiếu

202

3.2.3.Tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào cổ phiếu quốc tế

214

3.2.4.Phương thức giao dịch và quá trình trình thực hiện giao dịch trên thị trường cổ phiếu

216

3.2.5.Quản lý danh mục đầu tư cổ phiếu

221

3.3.Quản trị đầu tư vào trái phiếu quốc tế

229

3.3.1.Tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào trái phiếu quốc tế

229

3.3.2.Quản lý danh mục đầu tư vào trái phiếu

230

Chương 4.Quản trị rủi ro trong đầu tư quốc tế

239

4.1.Rủi ro trong đầu tư quốc tế

239

4.1.1.Khái quát về rủi ro trong đầu tư quốc tế

239

4.1.2.Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro trong đầu tư quốc tế

257

4.1.3.Rủi ro của một danh mục đầu tư

253

4.1.4.Những vấn đê cơ bản về quản trị rủi ro trong đầu tư quốc tế

257

4.2.Quản trị rủi ro trong đầu tư quốc tế trực tiếp

260

4.1.2.Nghiên cứu, đánh giá những rủi ro gắn với đầu tư quốc tế trực tiếp

260

4.2.2.Lựa chọn và thực hiện các giải pháp về chấp nhận, phòng ngừa, hạn chế và khắc phục hậu quả các rủi ro trong đầu tư quốc tế trực tiếp

267

4.3.Quản trị rủi ro trong đầu tư quốc tế gián tiếp

271

4.3.1.Nghiên cứu các rủi ro mà đầu tư quốc tế gián tiếp phải đối mặt

271

4.3.2.Lựa chọn và thực tiễn các giải pháp  trong chấp nhận, phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro trong đầu tư quốc tế gián tiếp

275

Danh mục tài liệu tham khảo

281

Mục lục

282

Số lần đọc: 3001
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Ảnh hoạt động  |  Hỏi đáp  |  Gửi yêu cầu  |  Trang TT HVTC
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Địa chỉ: Học viện Tài chính, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:
E-mail: thuvien@hvtc.edu.vn
Website: http://www.hvtc.edu.vn/thuvien
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà