Chuyên mục

Ảnh hoạt động
Ảnh-25-04-2022-15-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Hoisach20220

Tài liệu
Thứ ba, 13/01/2015 - 15:51

Giáo trình Kiểm toán báo cáo tài chính (dành cho chuyên ngành Kế toán - XB năm 2010)

Kiểm toán là một lĩnh vực hoạt động thẩm định thông tin phục vụ đắc lực cho nhà quản lý và điều hành đối với nền kinh tế xã hội nói chung, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, các tổ chức. Công việc kiểm toán có thể được thực hiện bởi các tổ chức kiểm toán khác nhau: Tổ chức kiểm toán độc lập, tổ chức kiểm toán nhà nước, tổ chức kiểm toán nội bộ. Kiểm toán độc lập, tổ chức kiểm toán nhà nước, tổ chức kiểm toán nội bộ. Kiểm toán độc lập là một hoạt động nghề nghiệp chuyên môn trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ kiểm toán nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu về dịch vụ kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập cung cấp đang tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là ở nước ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Việc đào tạo và trang bị kiến thức chuyên môn về lĩnh vực kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng cho sinh viên kinh tế và đặc biệt là những người sẽ tham gia vào lĩnh vực hoạt động kiểm toán trong tương lai là một nhu cầu thiết thực. Vì vậy sau cuốn giáo trình Lý thuyết kiểm toán, cuốn giáo trình Kiểm toán báo cáo tài chính sẽ cung cấp kiến thức cơ bản hướng dẫn tổ chức công việc kiểm toán và thực hành hoạt động nghiệp vụ kiểm toán và thực hành hoạt động nghiệp vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, các tổ chức.

Giáo trình Kiểm toán báo cáo tài chính (dùng cho chuyên ngành kế toán) được biên soạn chủ yếu theo các bước công việc của quy trình một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán độc lập tiến hành, từ bước lập kế hoạch kiểm toán, đến thực hiện triển khai công việc kiểm tra các chu kỳ hoạt động kinh doanh, các thông tin tài chính liên quan và cuối cùng là hoàn tất cuộc kiểm toán, phát hànhh Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý. Giáo trình có sự lồng ghép những nội dung kiểm toán tương tự và khái quát ngắn gọn hơn cho phù hợp với thời lượng dành cho môn học; tuy nhiên vẫn đảm bảo tính đầy đủ và logic.

Giáo trình Kiểm toán báo cáo tài chính (dùng cho chuyên  ngành kế toán) là tài liệu tham khảo cung cấp những kiến thức cơ bản về công việc kiểm toán báo cáo tài chính, là tài liệu hữu ích cho sinh viên kinh tế, cho những người làm công tác kế toán tại các doanh nghiệp, cho người làm công tác kiểm toán và những người khác có quan tâm.

Giáo trình Kiểm toán báo cáo tài chính (dùng cho chuyên ngành kế toán) được biên soạn do đồng chủ biên: TS.Lưu Đức Tuyên – Phó trưởng Khoa Kế toán, Phó trưởng Bộ môn Kế toán doanh nghiệp và Ths.Đậu Ngọc Châu – Trưởng Bộ môn Kiểm toán, cùng sự tham gia của các giảng viên thuộc Bộ môn Kiểm toán – Học viện Tài chính: TS.Giang Thị Xuyến – Phó trưởng Khoa Kế toán; Ths.Phạm Tiến Hưng – Giảng viên Bộ môn Kiểm toán. Cuốn sách được xây dựng có sự tham khảo các tài liệu chuyên môn nước ngoài cũng như khảo sát thực tiễn một số công ty kiểm toán độc lập có uy tín đang hoạt động tại Việt Nam và cũng được sự đóng góp bởi chuyên gia kiểm toán từ các cơ quan chuyên môn và các công ty kiểm toán có uy tín.

MỤC LỤC

                                                                                          Trang     

Lời nói đầu

3

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

5

1.1. Khái niệm, mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính

5

1.1.1. Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính

5

1.1.2. Mục đích (mục tiêu) kiểm toán báo cáo tài chính

8

1.2. Nội dung kiểm toán báo cáo tài chính

9

1.3. Nguyên tắc cơ bản và quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

11

1.3.1. Những nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính

11

1.3.2. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

15

CHƯƠNG 2: KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN

37

2.1. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ bán hàng và thu tiền

37

2.2.1. Mục tiêu kiểm toán chu kỳ bán hàng và thu tiền

37

2.1.2. Căn cứ (nguồn tài liệu) để kiểm toán chu kỳ bán hàng và thu tiền

39

2.2. Khảo sát và kiểm toán nội bộ đối với chu kỳ bán hàng và thu tiền

41

2.2.1. Các bước công việc của chu kỳ bán hàng và thu tiền và các chức năng kiểm soát nội bộ

41

2.2.2. Khảo sát về kiểm soát nội bộ (các khảo sát chủ yếu)

47

2.3. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

51

2.3.1. Thủ tục phân tích và xét đoán

51

2.3.2. Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ bán hàng (doanh thu bán hàng)

53

2.3.3. Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ giảm doanh thu bán hàng

63

2.3.4. Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ thu tiền bán hàng

64

2.3.5. Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản phải thu khách hàng và dự phòng phải thu khó đòi

66

2.4. Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ bán hàng và thu tiền

73

CHƯƠNG 3: KIỂM TOÁN CHU KỲ MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN

85

3.1. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán

85

3.1.1. Mục tiêu kiểm toán chu kỳ hàng và thanh toán

85

3.1.2. Căn cứ (nguồn tài liệu) kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán

87

3.2. Khảo sát về kiểm toán nội bộ chu kỳ mua hàng và thanh toán

89

3.2.1. Các bước công việc của chu kỳ mua hàng, thanh toán và các chức năng kiểm toán nội bộ

89

3.2.2. Khảo sát về kiểm soát nội bộ (các khảo sát chủ yếu)

93

3.3. Thực hiện các thí nghiệm cơ bản

97

3.3.1.Thủ tục phân tích và xét đoán

97

3.3.2. Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán

99

3.3.3. Kiểm toán chi tiết số dư tài khoản “Phải trả cho người bán”

109

3.3.4. Kiểm toán chi phí trả trước

115

CHƯƠNG 4: KIỂM TOÁN CHU KỲ HÀNG TỒN KHO VÀ CHI PHÍ

121

4.1. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ hàng tồn kho và chi phí

121

4.1.1. Mục tiêu kiểm toán chu kỳ hàng tồn kho và chi phí

121

4.1.2. Căn cứ (nguồn tài liệu) để kiểm toán chu kỳ hàng tồn kho miễn phí

124

4.2. Khảo sát về kiểm toán nội bộ đối với chu kỳ hàng tồn kho và chi phí

125

4.2.1. Các bước công việc của chu kỳ hàng tồn kho, chi phí và các chức năng kiểm soát nội bộ

125

4.2.2. Khảo sát về kiểm soát nội bộ (các khảo sát chủ yếu)

130

4.3. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

133

4.3.1. Thủ tục phân tích và xét đoán

133

4.3.2. Kiểm toán các nghiệp vụ hàng tồn kho, chi phí, giá thành

136

4.3.3. Kiểm toán số dư hàng tồn kho

144

CHƯƠNG 5: KIỂM TOÁN CÁC THÔNG TIN TÀI CHÍNH KHÁC TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

155

5.1. Kiểm toán tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn

155

5.1.1. Mục và căn cứ kiểm toán  tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn

155

5.1.2. Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn

157

5.1.3. Thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản

162

5.2. Kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự

177

5.2.1. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự

177

5.2.2. Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ tiền lương nhân sự

180

5.2.3. Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ tiền lương, nhân sự

180

5.3. Kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền

202

5.3.1. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán và các khoản tương đương tiền

202

5.3.2. Kiểm toán tiền mặt

207

5.3.3. Kiểm toán tiền gửi ngân hàng

221

5.3.4. Kiểm toán tiền đang chuyển

228

5.4. Kiểm toán vốn vay (kiểm toán hoạt động vay vốn và trả nợ tiền vay

231

5.4.1. Kiểm soát nội bộ và khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với vốn vay

231

5.4.2. Khảo sát cơ bản đối với hoạt động vay vốn và trả nợ tiền vay

233

5.5. Kiểm toán vốn chủ sở hữu

243

5.5.1. Vốn chủ sở hữu và khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với chủ sở hữu

243

5.5.2. Khảo sát cơ bản đối với vốn chủ sở hữu

245

5.6. Kiểm toán các khoản chi phí và doanh thu tài chính, chi phí và các thu nhập khác

251

5.6.1. Đặc điểm kiểm toán và kiểm soát nội bộ các khoản chi phí và doanh thu tài chính, chi phí và thu nhập khác

251

5.6.3. Thủ tục kiểm toán cơ bản

257

CHƯƠNG 6: TỔNG HỢP LẬP BÁO CÁO KIỂM TOÁN VÀ THƯ QUẢN LÝ

269

6.1. Các thủ tục chuẩn bị cho việc lập báo cáo kiểm toán

269

6.2. Tổng hợp kết quả kiểm toán và thảo luận với khách hàng

285

6.2.1. Tiếp nhận và kiểm tra lại kết luận của kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán

287

6.2.2. Tổng hợp toàn bộ thông tin, số liệu và ý kiến kết luận của kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán

287

6.2.3. Phân tích tính trọng yếu của sai sót đã được phát hiện

288

6.2.4. Tổ chức cuộc báo với đơn vị khách hàng

289

6.2.5. Thu nhập báo cáo của ban giám đốc, thư xác nhận của cơ quan pháp lý

290

6.2.6. Phân tích soát xét tổng thể

292

6.2.7. Xem xét lại tính trọng yếu và rủi ro

293

6.2.8. Đánh giá sự đầy đủ của chương trình và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện

293

6.2.9. Lập bảng tổng hợp toàn bộ kết quả kiểm toán

295

6.3. Lập dự thảo báo cáo kiểm toán và thư quản lý

302

6.3.1. Lập dự thảo báo cáo kiểm toán

303

6.3.2. Hỗ trợ lập báo cáo tài chính sau kiểm toán (sau điều chỉnh)

304

6.4. Soát xét, hoàn thiện báo cáo kiểm toán và hồ sơ kiểm toán

315

6.4.1. Soát xét và hoàn thiện nội dung báo cáo kiểm toán

316

6.4.2. Soát xét việc trình bày báo cáo kiểm toán

321

6.4.3. Soát xét và hoàn thiện hồ sơ kiểm toán

323

6.4.4. Soát xét và hoàn thiện thư  quản lý

325

6.5. Thảo luận với khách hàng và phát hàng báo cáo kiểm toán, thư quản lý

326

Số lần đọc: 10911
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Ảnh hoạt động  |  Hỏi đáp  |  Gửi yêu cầu  |  Trang TT HVTC
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Địa chỉ: Học viện Tài chính, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:
E-mail: thuvien@hvtc.edu.vn
Website: http://www.hvtc.edu.vn/thuvien
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà