Chuyên mục

Ảnh hoạt động
Ảnh-25-04-2022-15-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Hoisach20220

Tài liệu
Thứ tư, 28/01/2015 - 16:31

Giáo trình Quản trị Tín dụng ngân hàng thương mại (XB năm 2012)

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng là hoạt động chính của các ngân hàng thương mại, dưới nhiều hình thức, trong phạm vi rộng lớn (trong nước và quốc tế). Nó là hoạt động phức tạp và rất nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế. Với một doanh số giao dịch lớn nhất, với nhiều loại khách hàng (Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá nhân, tổ chức tài chính - tín dụng...) có khả năng tài chính, đạo đức kinh doanh khác nhau. Hoạt động tín dụng chịu sự điều chỉnh khắt khe của nhiều văn bản pháp luật, chính sách tín dụng của nhà nước, chính sách và quy chế tín dụng của các ngân hàng thương mại. Đồng thời, tín dụng là hoạt động xảy ra rủi ro thường xuyên và gây tổn thất lớn nhất cho các ngân hàng thương mại. Sự cạnh tranh trong hoạt động tín dụng nói riêng hoạt động kinh doanh nói chung của các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên gay gắt. Để tồn tại và phát triển bắt buộc các NHTM phải tăng cường trang bị công nghệ hiện đại (Core Banking) nâng cao năng lực quản trị và giao dịch cho ngân hàng mình.
Trên cơ sở giáo trình "Nghiệp vụ ngân hàng thương mại" xuất bản năm 2008 dùng để giảng dạy cho tất cả các chuyên ngành ở Học viện Tài chính. Thực hiện chương trình giảng dạy mới cho sinh viên chuyên ngành ngân hàng, Ban biên soạn Giáo trình "Quản trị tín dụng ngân hàng thương mại" dùng để giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Ngân hàng đã đưa vào những kiến thức hiện đại. Bên cạnh tiếp cận những cơ sở lý luận mới nhất, thể chế hoá văn bản pháp luật, chính sách tín dụng và các hoạt động giao dịch, giáo trình còn trình bày các loại hình cho vay mới, phương pháp quản trị tiên tiến mà các Ngân hàng thương mại trên thế giới và Việt Nam đang áp dụng.

Giáo trình do PGS.TS. Đinh Xuân Hạng và ThS. Nguyễn Văn Lộc đồng chủ biên và cùng tham gia là những giảng viên có nhiều kinh nghiệm thuộc Bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng - Học viện Tài chính:

- PGS.TS. Đinh Xuân Hạng - Trưởng khoa NH & BH, chủ biên và biên soạn chương 5,

- ThS. Nguyễn Văn Lộc - Phó trưởng khoa NH & BH, Trưởng bộ môn NVNH đồng chủ biên và biên soạn chương 3

- ThS. Lã Thị Lâm - Giảng viên bộ môn NVNH biên soạn chương 1,

- ThS. - Đặng Thị Ái - Giảng viên bộ môn NVNH biên soạn chương 2,

- ThS. Trần Thị Thu Hiền - Giảng viên bộ môn NVNH biên soạn chương 4,

MỤC LỤC

                                                                                  Trang

Lời nói đầu

3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

5

1.1. Khái quát hoạt động cho vay của NHTM

5

1.1.1. Khái niệm về cho vay của NHTM

5

1.1.2. Phân loại cho vay của NHTM

5

1.1.3. Phương thức cho vay

9

1.1.4. Thời hạn cho vay

15

1.1.5. Lãi và phí tiền vay

23

1.2. Một số quy định pháp lý về cho vay của NHTM

29

1.2.1. Nguyên tắc cho vay

29

1.2.2. Điều kiện vay vốn

30

1.2.3. Đối tượng cho vay

33

1.2.4. Đảm bảo tiền vay

34

1.2.5. Hạn chế tín dụng

41

1.2.6. Hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền

46

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CỦA NHTM

49

2.1. Quy trình cho vay của NHTM

49

2.1.1. Sơ đồ quy trình cho vay

49

2.1.2. Các bước trong quy trình cho vay

51

2.2. Hồ sơ tín dụng

64

2.2.1. Hồ sơ pháp lý của khách hàng

65

2.2.2. Hồ sơ tài chính của khách hàng

67

2.2.3. Hồ sơ về dự án, phương án tín dụng

68

2.2.4. Hồ sơ về đảm bảo tiền vay

70

2.3. Phân tích tín dụng NHTM

72

2.3.1. Điều tra tín dụng

73

2.3.2. Phân tích tín dụng

77

2.3.3. Báo cáo phân tích tín dụng

110

CHƯƠNG 3: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

115

3.1. Sự cần thiết của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp

115

3.1.1. Do mâu thuẫn trong quá trình tuần hoàn vốn của các doanh nghiệp

115

3.1.2. Do áp dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh

116

3.1.3. Để củng cố mối quan hệ gắn bó giữa doanh nghiệp với NHTM

116

3.2. Các hình thức tín dụng của NHTM đối với các doanh nghiệp

117

3.2.1. Cho vay ngắn hạn

118

3.2.2. Cho vay trung và dài hạn

145

CHƯƠNG 4: CÁC LOẠI CHO VAY KHÁC CỦA NHTM

189

4.1. Cho vay tiêu dùng

189

4.1.1. Khái niệm

189

4.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng

190

4.1.3. Các loại cho vay tiêu dùng

191

4.1.4. Thủ tục cho vay vốn

199

4.1.5. Thẩm định cho vay tiêu dùng

199

4.2. Cho vay bất động sản

203

4.2.1. Khái niệm

203

4.2.2. Đặc điểm của cho vay bất động sản

204

4.2.3. Các loại cho vay bất động sản

205

4.2.4. Thẩm định cho vay bất động sản

206

4.3. Cho vay kinh doanh chứng khoán

207

4.3.1. Khái niệm

207

4.3.2. Đặc điểm

207

4.3.3. Các loại cho vay kinh doanh chứng khoán

209

CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NHTM

213

5.1. Rủi ro tín dụng của NHTM

213

51.1. Khái niệm rủi ro tín dụng

213

5.1.2. Sự phát  sinh rủi ro tín dụng

217

5.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng

225

5.1.4. Các loại rủi ro tín dụng

226

5.1.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng

229

5.2. Quản trị rủi ro tín dụng NHTM

232

5.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng

232

5.2.2. Yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng

233

5.2.3. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng

233

5.2.4. Nội dụng quản trị rủi ro tín dụng

236

5.3. Các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng của NHTM

250

5.3.1. Phân tích tín dụng

252

5.3.2. Kiểm tra, giám sát tín dụng

254

5.3.3. Phân tán rủi ro

256

5.3.4. Các công cụ tín dụng phái sinh

257

Danh mục tài liệu tham

258

Mục lục

261

Số lần đọc: 10391
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Ảnh hoạt động  |  Hỏi đáp  |  Gửi yêu cầu  |  Trang TT HVTC
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Địa chỉ: Học viện Tài chính, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:
E-mail: thuvien@hvtc.edu.vn
Website: http://www.hvtc.edu.vn/thuvien
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà