Chuyên mục chính

Hoạt động qua ảnh
Ảnh-30-08-2020-20-img0 Ảnh-30-08-2020-20-img1 Ảnh-30-08-2020-20-img2 Ảnh-29-07-2018-11-img0 Ảnh-05-04-2018-23-img0 Ảnh-23-08-2017-15-img0 Ảnh-23-08-2017-15-img0 Ảnh-21-08-2017-10-img0 Ảnh-27-09-2016-21-img0 Ảnh-27-09-2016-21-img1

Chủ nhật, 12/07/2015 - 15:34

GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN NGÀNH HẢI QUAN VÀ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

1. Mục tiêu và chương trình đào tạo
1.1. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung: Nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực hải quan, xuất nhập khẩu và nghiệp vụ ngoại thương đáp ứng yêu cầu hội nhập, tự do hóa thương mại và quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan và hoạt động xuất nhập khẩu.
Mục tiêu cụ thể:
- Đào tạo các cử nhân có trình độ về lý luận và vận dụng lý luận vào thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu cũng như thực tiễn quản lý nhà nước về hải quan.
- Sinh viên có khả năng giải quyết thấu đáo các vấn đề xẩy ra trong thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu và thực tiễn quản lý nhà nước về hải quan.
- Sinh viên có khả năng tiếp cận và nghiên cứu những vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.
1.2. Chương trình đào tạo
- Sinh viên Chuyên ngành Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương được trang bị đầy đủ các Kiến thức Cơ bản và Kiến thức cơ sở như sinh viên của các trường đại học thuộc khối Kinh tế; Bên cạnh đó, sinh viên Chuyên ngành Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương được đào tạo đầy đủ các nội dung kiến thức cơ sở ngành của Ngành Tài chính - Ngân hàng như: Tài chính tiền tệ, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Thị trường chứng khoán, Quản lý Tài chính công… Đặc biệt, sinh viên Chuyên ngành Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương được đào tạo chuyên sâu các kiến thức chuyên ngành mang tính chất nghề nghiệp thuộc lĩnh vực hải quan, xuất nhập khẩu và nghiệp vụ ngoại thương. Cụ thể các kiến thức nghiệp vụ về thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan, thống kê hải quan, kiểm tra sau thông quan; các kiến thức về kỹ thuật nghiệp vụ hải quan như phân loại, áp mã hàng hóa, xác định trị giá hải quan, xác định xuất xứ hàng hóa, sở hữu trí tuệ; các kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương như kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, giao nhận vận tải quốc tế; lôgistic và chuỗi cung ứng dịch vụ… các chế độ chính sách về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, các chính sách về hải quan và thương mại quốc tế v.v...
- Ngoài ra chương trình đào tạo còn cung cấp các kiến thức bổ trợ về pháp luật quốc tế trong lĩnh vực Hải quan, bảo hiểm thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế, đầu tư quốc tế và các cam kết quốc tế liên quan đến lĩnh vực hải quan và xuất nhập khẩu hàng hóa; Các kiến thức bổ trợ chuyên ngành như: Thuế, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích tài chính doanh nghiệp, Kinh tế quốc tế, v.v…

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHI TIẾT CHUYÊN NGÀNH HẢI QUAN VÀ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

 

PHẦN KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

36

 

TT

MÃ HP

TÊN HỌC PHẦN

SỐ

TC

GHI CHÚ

 

 

Phần bắt buộc

30

 

1

MPT0125

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin 1

2

 

2

MPT0126

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin 2

3

 

3

VPP0027

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

3

 

4

HVE0244

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

 

5

BFL0117

Tiếng Anh cơ bản 1

3

 

6

BFL0118

Tiếng Anh cơ bản 2

4

 

7

AMA0237

Toán cao cấp 1

2

 

8

AMA0238

Toán cao cấp 2

2

 

9

PAS0107

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

3

 

10

GLA0141

Pháp luật đại cương

2

 

11

GCO0233

Tin học đại cương

3

 

 

 

Phần tự chọn

6

 

12

ETH0102

Lịch sử các Học thuyết kinh tế

2

 

13

SOC0248

Xã hội học

2

 

14

PAM0148

Quản lý hành chính công

2

 

15

EEC0097

Kinh tế môi trường

2

 

16

DEC0098

Kinh tế phát triển

2

 

 

PHẦN KIẾN THỨC GDQP & GDTC

12

 

 

Giáo dục quốc phòng

8

 

17

MED0340

Giáo dục quốc phòng 1 (Đường lối quân sự của Đảng)

2

 

18

MED0341

Giáo dục quốc phòng 2 (Công tác quốc phòng, an ninh)

2

 

19

MED0342

Giáo dục quốc phòng 3 (Quân sự chung)

4

 

 

Giáo dục thể chất

4

 

 

 

Phần bắt buộc

3

 

20

AED0343

Giáo dục thể chất 1 (LT chung về GDTC và TH chạy cự ly ngắn)

1

 

21

AED0344

Giáo dục thể chất (LT chung về GDTC và TH môn bóng rổ)

1

 

22

AED0345

Giáo dục thể chất 3 (LT chung về GDTC và TH môn bóng chuyền)

1

 

 

 

Phần tự chọn

1

 

23

AED0346

 Giáo dục thể chất 4 (LT chung về GDTC và TH môn thể dục dụng cụ)

1

 

24

AED0347

 Giáo dục thể chất 5 (LT chung về GDTC và TH môn bơi lội)

1

 

 

PHẦN KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

83

 

 

Kiến thức cơ sở khối ngành

6

 

25

MAE0101

Kinh tế vĩ mô 1

3

 

26

MIE0100

Kinh tế vi mô 1

3

 

 

Kiến thức cơ sở ngành

25

 

27

SFL0115

Tiếng Anh chuyên ngành 1

3

 

28

SFL0116

Tiếng Anh chuyên ngành 2

3

 

29

APR0123

Nguyên lý kế toán

4

 

30

ELA0142

Pháp luật kinh tế

3

 

31

SPR0124

Nguyên lý thống kê

3

 

32

FAM0192

Tài chính tiền tệ

4

 

33

ACO0234

Tin học ứng dụng

2

 

34

QEC0096

Kinh tế lượng

3

 

 

Kiến thức ngành

18

 

35

PFM0150

Quản lý tài chính công

2

 

36

TAX0215

Thuế

2

 

37

INS0001

Bảo hiểm

2

 

38

IFI0190

Tài chính quốc tế

3

 

39

CBM0169

Quản trị ngân hàng thương mại 1

2

 

40

CFI0186

Tài chính doanh  nghiệp 1

3

 

41

SMI 0196

Thị trường tài chính

2

 

42

AVA0025

Định giá tài sản 1

2

 

 

Kiến thức chuyên ngành

16

 

 

 

Phần bắt buộc

12

 

43

CUS0030

Hải quan

2

 

44

FTR3348

Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương

2

 

45

CGC3349

Kiểm tra, giám sát hải quan

4

 

46

CAC0084

Kiểm tra sau thông quan

2

 

47

GSO0127

Phân loại và xuất xứ hàng hoá

2

 

 

 

Phần tự chọn

4

 

48

MLS3350

Quản trị logistics và chuỗi cung ứng

2

 

49

GSI0055

Khoa học hàng hoá

2

 

50

CCO0073

Kiểm soát hải quan

2

 

 

Kiến thức bổ trợ

18

 

 

 

Phần bắt buộc

12

 

51

TMA0154

Quản lý thuế

2

 

52

FAC0048

Kế toán tài chính 1

4

 

53

FTI 3351

Giao nhận và vận tải quốc tế

2

 

54

CVA0243

Trị giá hải quan

2

 

55

GAU0078

Kiểm toán căn bản

2

 

 

 

Phần tự chọn

6

 

56

IEC0099

Kinh tế quốc tế 1

2

 

57

MMO0113

Mô hình toán kinh tế

2

 

58

PMA0147

Quản lý dự án 1

2

 

59

IEC0033

Internet & Thương mại điện tử

2

 

60

CCU0246

Văn hoá doanh nghiệp

2

 

61

PRE0144

Quan hệ công chúng

2

 

62

BMA0167

Quản trị kinh doanh

2

 

63

IPR3352

Sở hữu trí tuệ

2

 

64

FST0198

Thống kê tài chính

2

 

65

MSI0056

Khoa học quản lý

2

 

66

ECC0083

Kiểm tra giám sát Hải quan (giảng bằng tiếng Anh)

2

 

67

CFA0133

Phân tích tài chính doanh nghiệp

2

 

 

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

10

 

68

SPR0202

Thực tập tốt nghiệp 05

10

 

 

 

Tổng số tín chỉ

129

 

             

2. Điều kiện học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp

- Trong quá trình đào tạo sinh viên được tiếp cận nhiều với môi trường thực tế qua các chuyên đề báo cáo thực tế của các chuyên gia đến từ Tổng cục Hải quan, qua các đợt đi thực tế tại các Cục Hải quan, Chi cục Hải quan, các đại lý hải quan, các doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế hoặc thực hành các nghiệp vụ hải quan qua Phòng thực hành nghiệp vụ hải quan do Tổng cục Hải quan tài trợ được cài đặt các phần mềm ứng dụng mới nhất trong lĩnh vực hải quan và nghiệp vụ ngoại thương.
- Sinh viên chuyên ngành Hải quan và nghiệp vụ ngoại thương được Tổng cục Hải quan, các Cục Hải quan địa phương bố trí thực tập cuối khóa và có công chức hải quan trực tiếp hướng dẫn trong suốt thời gian thực tập trên cơ sở Hợp tác đào tạo giữa Học viện Tài chính với Tổng cục Hải quan.
- Bên cạnh Học bổng Ngân sách nhà nước cấp theo kết quả học tập, sinh viên chuyên ngành Hải quan còn có cơ hội nhận được Học bổng Khuyến khích học tập của Tổng cục Hải quan (15 suất/năm). Đặc biệt, các sinh viên có kết quả học tập tốt còn có cơ hội được lựa chọn đi du học nước ngoài và sau khi về nước sẽ được công tác trong ngành Hải quan. Ngoài ra, Khoa Thuế và Hải quan còn có học bổng dành tặng cho các sinh viên nghèo vượt khó, sinh viên có thành tích cao trong học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học và những sinh viên có điểm thi tuyển đầu vào cao. Tạp chí Thuế cũng dành 10 suất học bổng/năm tặng thưởng cho các sinh viên dân tộc, vùng miền đặc biệt khó khăn, sinh viên có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học.
- Thêm vào đó, sinh viên Chuyên ngành Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương ngoài nhận tấm bằng tốt nghiệp Ngành Tài chính – Ngân hàng, có thể lựa chọn học thêm cùng lúc các ngành học khác trong Học viện Tài chính (học song ngành) như ngành kế toán, ngành quản trị kinh doanh, ngành kinh tế v.v... để có thể nhận thêm bằng cử nhân chính quy dài hạn với ngành học mà mình yêu thích để có thêm cơ hội nghề nghiệp khi ra trường được.
3. Cơ hội nghề nghiệp
- Với những kiến thức được đào tạo, sinh viên chuyên ngành Hải quan và nghiệp vụ ngoại thương hoàn toàn có cơ hội và có khả năng đảm nhận những công việc chuyên môn như: nghiệp vụ xuất nhập khẩu, nghiệp vụ hải quan, kê khai thuế, kê khai hải quan, thanh toán, giao nhận vận tải quốc tế, kế toán, kiểm toán quốc tế v.v...; Có khả năng làm việc ở các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu như Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, các Chi cục Hải quan, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vận tải quốc tế, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ về thuế và hải quan như đại lý thuế, đại lý làm thủ tục hải quan, tư vấn thuế, tư vấn hải quan và các chính sách về quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu; Có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường, cơ quan nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực hải quan, thuế, ngoại thương.
- Hiện nay các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng phát triển và rất cần những người có hiểu biết sâu về các nghiệp vụ Hải quan, nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó nhu cầu tư vấn trong lĩnh vực thuế và hải quan cũng như lĩnh vực XNK ngày càng gia tăng cả trong khu vực công và tư, sinh viên chuyên ngành hải quan và nghiệp vụ ngoại thương là lực lượng có khả năng tư vấn đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực này. Đặc biệt với cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế hiện nay, các dịch vụ khai thuế và khai hải quan rất phát triển và đây cũng là cơ hội nghề nghiệp rất lớn cho sinh viên Chuyên ngành Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương.
- Ngành Hải quan cũng như ngành thuế và còn nhu cầu bổ sung và thay thế cán bộ khá lớn, nhất là trong điều kiện quản lý thuế và hải quan hiện đại. Bên cạnh đó ngành Hải quan rất quan tâm đến việc thu hút lực lượng sinh viên Chuyên ngành Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương trở thành cán bộ, công chức của ngành như ưu tiên chỉ tiêu tuyển dụng, xét tuyển thẳng những sinh viên tốt nghiệp thủ khoa v.v...

Số lần đọc: 25065
Các bài đã đăng
Tin phản hồi
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Ảnh hoạt động  |  Liên hệ  |  Trang TT HVTC
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA THUẾ - HẢI QUAN  
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Chịu trách nhiệm chính:Ths. Ngô Vút Bổng - Phó Giám đốc (PT) Trung tâm Thông tin
Địa chỉ: Học viện Tài chính, đường Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: | Fax:
E-mail: khoathue-hq@hvtc.edu.vn | Website: http://www.hvtc.edu.vn/khoathue
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà