Tìm
English
Thứ hai, 27/04/2015 - 15:21

Chi bộ khoa Kinh tế với việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng” là một trong những văn kiện đặc biệt quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương. Trong đó, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng. Thực hiện theo đề án “ Đổi mới sinh hoạt chi bộ” của Đảng ủy Học viện Tài chính, Chi bộ khoa Kinh tế mà nòng cốt là chi ủy đã xác định đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ là yếu tố tiên quyết trong vai trò lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của đơn vị. 

* Khái quát v chi bộ khoa Kinh tế:

Chi bộ khoa Kinh tế đ­îc thµnh lËp theo QuyÕt ®Þnh số 01- QĐ/ĐU ngày 15 tháng 01 năm 2013 cña §¶ng ñy Häc viÖn Tµi chÝnh. Hiện nay, Chi bộ có 26 đảng viên trong đó có 01 đồng chí là đảng ủy viên sinh hoạt tại chi bộ, các đồng chí đảng viên đến từ ba chi bộ : Chi bộ khoa Tài chính quốc tế, chi bộ khoa Quản trị kinh doanh và chi bộ khoa Tài chính công nên không thể tránh khỏi những khó khăn ban đầu, với 03 chuyên ngành hoàn toàn mới làm cho nhiệm vụ chính trị của chi bộ Khoa đảm nhiệm rất nặng nề trong khi số đảng viên trẻ, giảng viên tuyển dụng mới chưa đáp ứng ngay được những công việc của Khoa. Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết và quan điểm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, đặc biệt là đề án đổi mới sinh hoạt chi bộ của Học viện Tài chính, Chi ủy chi bộ khoa Kinh tế xác định đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là yếu tố tiên quyết nhằm thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong đợn vị, nhằm phát huy tinh thần đoàn kết & sức mạnh tập thể; đề cao tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của Khoa.

*Những nét chính trong đổi mới sinh hoạt chi bộ tại chi bộ Khoa Kinh tế

Chi ủy Khoa Kinh tế thống nhất quan điểm đổi mới không có nghĩa là thay đổi toàn bộ nội dung và hình thức sinh hoạt chi bộ mà đổi mới được hiểu là thay đổi cách thức sinh hoạt theo tinh thần dân chủ, sáng tạo nhưng nghiêm túc, thiết thực và hiệu quả. Với những nội dung của sinh hoạt định kỳ thì cần thiết kế cho ngắn gọn, dễ hiểu, dễ triển khai và thực hiện. Bên cạnh đó, Chi bộ dành nhiều thời gian cho sinh hoạt theo chuyên đề gắn liền với nhiệm vụ chuyên môn và hoạt động toàn diện của Khoa. Với những buổi sinh hoạt chuyên đề, chi ủy yêu cầu các Đảng viên chuẩn bị trước nội dung cho thảo luận chuyên đề gắn với mục đích của từng buổi sinh hoạt đã được chi ủy thông báo trước đó, đồng thời xen kẽ với thảo luận theo chuyên đề là thông tin đến từng Đảng viên những chỉ thị, văn bản mới trong công tác Đảng một cách nghiêm túc và kịp thời. Đổi mới sinh hoạt chi bộ thực sự đã mang lại luồng gió mới cho hoạt động sinh hoạt Đảng tại chi bộ, tránh sự nhàm chán mà thực sự thiết thực, hiệu quả.

Trong quá trình triển khai và thực hiện đổi mới sinh hoạt chi bộ thời gian qua, tôi nhận thấy để thực sự đổi mới sinh hoạt chi bộ cần thực hiện được các vấn đề sau :

Một là: Phát huy tính dân chủ trong sinh hoạt chi bộ

Đây là cách tốt nhất để thực hiện các công việc theo Nghị quyết của Chi bộ. Chỉ có dân chủ thực sự mới phát huy được toàn diện năng lực của cán bộ, đảng viên. Để phát huy dân chủ trong sinh hoạt chi bộ, Bí thư Chi bộ phải phát huy cao nhất phong cách dân chủ trong chỉ đạo điều hành, chủ trì các cuộc họp; những ý kiến xây dựng thẳng thắn, trung thực phải được tôn trọng, tiếp thu một cách cầu thị; kịp thời chấn chỉnh, phê phán những cá nhân có thái độ thiếu nghiêm túc, có ý kiến thiếu tính xây dựng, bảo thủ trong trao đổi, thảo luận. Để tránh sự nhàm chán, đơn điệu trong sinh hoạt, Chi ủy cần lựa chọn những nội dung, chủ đề thiết thực, phù hợp với từng thời điểm cụ thể, gắn với triển khai thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị để thảo luận trong chi bộ. Qua đó, nhiều đảng viên có cơ hội để thể hiện quan điểm và hiểu biết của mình, để từng bước hoàn thiện bản lĩnh và mức độ tự tin trước tập thể.

Hai là: Nội dung sinh hoạt Chi bộ gắn với công tác chuyên môn

Chi bộ khoa luôn xác định công tác lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môn là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa quyết định vị trí, vai trò của tổ chức đảng, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị; duy trì sinh hoạt đúng định kỳ hàng tháng để triển khai các mặt hoạt động của Chi bộ tới từng đảng viên. Với những nội dung sinh hoạt chuyên đề, chi ủy cần họp để thống nhất nội dung và chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi cuộc họp chi bộ, chuyên đề được lựa chọn có thể là chuyên đề về chuyên môn, cũng có thể là vấn đề nổi cộm cần giải quyết trong chi bộ để mỗi Đảng viên trong chi bộ hiểu và triển khai một cách có hiệu quả. Sức lan toả từ các buổi sinh hoạt gắn với từng nội dung chuyên đề sẽ góp một phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Ba là: Xác định trách nhiệm của Cấp ủy, người đứng đầu Cấp ủy trong sinh hoạt chi bộ

Đây là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ. Để buổi sinh hoạt Chi bộ có chất lượng, Bí thư chi bộ, chi ủy cần chủ động chuẩn bị tốt nội dung sinh hoạt; trao đổi với lãnh đạo đơn vị về nội dung, thời gian sinh hoạt chi bộ. Trong cuộc họp, người chủ trì cần khéo léo gợi mở những vấn đề thiết thực để đảng viên thảo luận, tranh luận, động viên, khích lệ đảng viên nói thẳng, nói thật chính kiến của mình, trình bày tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn, vướng mắc của bản thân và gia đình. Người chủ trì cần phải thật sự công tâm, khách quan, lắng nghe ý kiến đảng viên, bình tĩnh, cầu thị khi có những ý kiến phê phán có chiều hướng nặng nề, căng thẳng. Người chủ trì cần có cách giải quyết hợp lý trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc và vì sự phát triển của đơn vị

Thứ tư: Nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình trong chi bộ

Cần nâng cao nhận thức mỗi đảng viên trong chi bộ về vai trò của tính chiến đấu, tự phê bình và phê bình, giúp cho mỗi đảng viên có điều kiện để sửa chữa những khuyết điểm, làm cho tốt hơn, đúng hơn; xây dựng mối đoàn kết, tăng sức mạnh trong chi bộ. Chi ủy, Bí thư chi bộ phải gương mẫu của trong công tác, lối sống và sinh hoạt; đảng viên khi thực hiện tự phê bình và phê bình phải có động cơ trong sáng, thẳng thắn, trung thực, có ý thức xây dựng.

Thứ năm: Cần định kỳ đánh giá nghiêm túc và biểu dương, động viên kịp thời những nhân tố tích cực trong chi bộ

Việc thực hiện các phong trào thi đua được thông qua các buổi sinh hoạt, sau mỗi đợt thực hiện cần đánh giá tổng kết một cách nghiêm túc, nêu gương, đề nghị khen thưởng kịp thời những đảng viên có thành tích tốt, tấm gương tốt, tạo sức lan tỏa ra diện rộng, tạo sự thống nhất, đoàn kết góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ./.

Đỗ Thị Thục - Chi bộ khoa Kinh tế
Số lần đọc: 1540

Danh sách liên kết