Tìm
English
Thứ năm, 13/06/2013 - 17:3

Học viện Tài chính thông báo tuyển dụng viên chức năm 2013
Thông báo tuyển dụng viên chức 2013

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NĂM 2013

 

I. Số lượng tuyển dụng: 47 chỉ tiêu

1.  Ngạch Giảng viên (mã ngạch 15.111) là 35 chỉ tiêu, cụ thể:

- Khoa Kinh tế: 04 chỉ tiêu

- Khoa Kế toán: 04 chỉ tiêu

- Khoa Tài chính doanh nghiệp: 04 chỉ tiêu

- Khoa Ngân hàng – Bảo hiểm: 01 chỉ tiêu

- Khoa Tài chính công: 05 chỉ tiêu

- Khoa Thuế - Hải quan: 01 chỉ tiêu

- Khoa Quản trị kinh doanh: 03 chỉ tiêu

- Khoa Tài chính quốc tế: 01 chỉ tiêu

- Khoa Hệ thống thông tin kinh tế: 01 chỉ tiêu

- Khoa Ngoại ngữ: 03 chỉ tiêu

- Khoa Cơ bản:  06 chỉ tiêu

- Khoa Lý luận chính trị: 02 chỉ tiêu

2.  Ngạch Chuyên viên (mã ngạch 01.003) là 12 chỉ tiêu, cụ thể

- Ban Tổ chức cán bộ:  01 chỉ tiêu

- Ban Quản lý khoa học: 02 chỉ tiêu

- Ban Thanh tra giáo dục:  02 chỉ tiêu

- Ban Hợp tác quốc tế: 01 chỉ tiêu

- Trung tâm Bồi dưỡng và tư vấn Tài chính kế toán: 01 chỉ tiêu

- Khoa Sau đại học: 01 chỉ tiêu

- Khoa Tại chức: 02 chỉ tiêu

- Văn phòng Học viện: 01 chỉ tiêu

- Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học: 01 chỉ tiêu

 

II. Đối tượng, điều kiện và hồ sơ dự tuyển

1. Đối tượng, điều kiện dự tuyển:

1.1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức vào Học viện Tài chính:

- Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

- Từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Có đơn đăng ký dự tuyển;

- Có lý lịch rõ ràng;

- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;

- Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

- Có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ luật tốt.

Ngoài ra, đối với những thí sinh đăng ký dự thi vào ngạch Giảng viên phải có ngoại hình phù hợp với nghề giáo, không nói lắp, nói ngọng, không bị khuyết tật.

1.2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng;

- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

2. Các điều kiện cụ thể về tiêu chuẩn văn bằng, chứng chỉ

2.1. Đối với ngạch giảng viên:

- Tốt nghiệp Đại học hệ chính quy từ loại Khá trở lên theo đúng ngành, chuyên ngành đăng ký dự tuyển sau: 

TT

Vị trí tuyển dụng

Ngành, chuyên ngành

1

Khoa Kinh tế

Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý.

2

Khoa Kế toán

Kế toán

3

Khoa Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp, Kế toán, Kiểm toán, Ngân hàng.

4

Khoa Ngân hàng – Bảo  hiểm

Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, Kế toán, Kiểm toán.

5

Khoa Tài chính công

Quản lý tài chính công, Luật kinh tế, Kế toán công.

6

Khoa Thuế và Hải quan

Thuế, Hải quan.

7

Khoa Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh, Quản lý Hành chính công, Khoa học quản lý.

8

Khoa Tài chính quốc tế

Kinh tế, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng.

9

Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

Kế toán, Kiểm toán, Tài chính doanh nghiệp, Thống kê kinh tế.

10

Khoa Cơ bản

Toán, Giáo dục thể chất, Kinh tế, Toán tài chính, Kinh tế lượng.

11

Khoa Lý luận chính trị

Lịch sử, Triết học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Kinh tế chính trị.

12

Khoa Ngoại ngữ

Ngôn ngữ Anh

 

2.2. Đối với ngạch Chuyên viên: tốt nghiệp Đại học hệ chính quy đúng ngành, chuyên ngành đăng ký dự tuyển sau:

 

STT

Vị trí tuyển dụng

Ngành, chuyên ngành

1.

Ban Tổ chức cán bộ

Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý, Quản lý tổ chức và nhân sự, Quản trị nhân lực, Luật hành chính, Luật kinh tế.

2.

Ban Quản lý khoa học

Kinh tế; Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý, Báo chí.

3.

Ban Thanh tra giáo dục

 Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý, Quản lý giáo dục, Thanh tra, Ngoại ngữ.

4.

Ban Hợp tác quốc tế

Tài chính, Ngân hàng, Quan hệ quốc tế, Ngoại ngữ.

5.

Trung tâm Bồi dưỡng và tư vấn Tài chính kế toán

 Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý, Quản lý giáo dục.

6.

Khoa Sau đại học

 Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý, Quản lý giáo dục.

7.

Khoa Tại chức

 Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý, Quản lý giáo dục.

8.

Văn phòng Học viện

Luật kinh tế, Luật hành chính.

9.

Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học

Ngôn Ngữ Anh

 

Ngoài các văn bằng nêu trên, ứng viên dự thi phải có các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học như sau:

- Có chứng chỉ Ngoại ngữ trình độ C trở lên thuộc một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức;

- Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ B trở lên.

Chú ý: ứng viên đăng ký dự tuyển có thể nộp một trong các chứng chỉ sau thay thế cho chứng chỉ tiếng Anh C:

- TOEFL: 400 trở lên (PBT), 42 trở lên (IBT)

- IELTS: 4.5 trở lên

- TOEIC: 405 trở lên

- Nếu ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ một trong năm thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức trở lên hoặc tốt nghiệp đại học trở lên tại nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học trở lên tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam thì không cần phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.

 

3. Hồ sơ dự tuyển

- Đơn xin dự tuyển;

- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt.

- Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế đủ điều kiện được khám sức khỏe chứng nhận theo quy định tại Thông tư 13/2007/TT-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe;

- Bản sao giấy khai sinh;

- Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức (nếu có) được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực;

- Hai ảnh 4cm x 6cm chụp trong thời gian 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển; 02 phong bì có dán tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận.

4. Lệ phí dự thi:  200.000đ/ứng viên/lần dự thi. Không trả lại lệ phí và hồ sơ của ứng viên đã nộp hồ sơ dự tuyển.

III. Nội dung, hình thức  và thời gian thi tuyển dụng viên chức

1. Môn kiến thức chung

- Hình thức thi: thi viết

- Thời gian thi: 120 phút

- Nội dung thi: Luật Viên chức; luật Giáo dục; chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các chủ trương, chính sách, đường lối, quan điểm về giáo dục; hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam; hiểu biết về nghề dạy học, mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội, giảng viên và sinh viên; kiến thức quản lý hành chính nhà nước về kinh tế, tài chính; hiểu biết cơ bản về Học viện Tài chính.

2. Môn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành

2.1.  Đối với ngạch Giảng viên

- Hình thức thi: thi viết và thực hành giảng dạy

- Thời gian thi: thi viết, thời gian làm bài 180 phút và thực hành giảng 45 phút

- Nội dung thi:

* Đối với bài thi viết:

- Ứng viên thi vào Khoa Kinh tế, Khoa Kế toán, Khoa Tài chính doanh nghiệp, Khoa Ngân hàng – Bảo hiểm, Khoa Tài chính công, Khoa Thuế và Hải quan, Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Tài chính quốc tế, Khoa Hệ thống thông tin kinh tế, Khoa Cơ bản (ngạch giảng viên): thi kiến thức về kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, hệ thống thông tin quản lý.

- Riêng ứng viên thi vào:

+ Khoa Cơ bản (Bộ môn Toán): thi kiến thức về toán;

+ Khoa Cơ bản (Bộ môn Giáo dục thể chất): thi kiến thức về giáo dục thể chất;

+ Khoa Tài chính công (Bộ môn Luật kinh tế): thi kiến thức về ngành luật;

+ Khoa Ngoại ngữ: thi kiến thức về ngôn ngữ Anh;

+ Khoa Lý luận chính trị: thi kiến thức về kinh tế chính trị, lịch sử, triết học, tư tưởng Hồ Chí Minh.

* Thực hành giảng dạy: ứng viên chuẩn bị bài giảng của một môn học thuộc chuyên ngành đăng ký dự tuyển và giảng 1 tiết (45 phút) trước Tiểu ban chấm thực hành giảng.

2.1. Đối với ngạch Chuyên viên

- Hình thức thi: thi viết và phỏng vấn

- Thời gian thi: thi viết, thời gian làm bài 180 phút

- Nội dung thi:

* Đối với bài thi viết:

- Ứng viên thi vào Ban Tổ chức cán bộ, Ban Quản lý khoa học, Ban Thanh tra giáo dục, Ban Hợp tác quốc tế, Trung tâm Bồi dưỡng và Tư vấn Tài chính kế toán, Khoa Sau đại học, Khoa Tại chức (ngạch chuyên viên): thi kiến thức về kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, hệ thống thông tin quản lý.

- Riêng ứng viên dự thi vào:

+ Văn phòng Học viện: thi kiến thức về ngành luật;

+ Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học: thi kiến thức về ngôn ngữ Anh.

* Phỏng vấn: ứng viên trả lời phỏng vấn trước Tiểu ban chấm thi về những kiến thức thuộc lĩnh vực tham gia dự tuyển, văn hoá ứng xử, giao tiếp.

Thời gian phỏng vấn mỗi ứng viên là 20 phút.

3. Môn Ngoại ngữ

- Hình thức thi: thi viết kết hợp trắc nghiệm

- Thời gian thi: 60 phút

- Nội dung thi:

+ Ứng viên dự tuyển ngạch giảng viên thi ngoại ngữ tiếng Anh, trình độ C. Đối với những ứng viên dự tuyển vào Khoa Ngoại ngữ không phải thi môn Ngoại ngữ.

+ Ứng viên đăng ký dự tuyển ngạch chuyên viên thi ngoại ngữ tiếng Anh, trình độ B. Đối với những ứng viên dự tuyển vào Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học không phải thi môn Ngoại ngữ.

4. Môn Tin học

- Hình thức thi: thi trắc nghiệm

- Thời gian thi: 30 phút

- Nội dung thi: kiến thức về hệ điều hành Windows, sử dụng các ứng dụng của Office (chủ yếu là Microsoft Excel và Microsoft Word) và kiến thức sử dụng Internet căn bản.

5. Điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ và tin học

Ứng viên dự tuyển viên chức được miễn thi một số môn trong kỳ thi tuyển viên chức trong các trường hợp như sau:

- Miễn thi môn ngoại ngữ trong trường hợp môn Chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành không phải là ngoại ngữ nếu: có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ, thuộc 1 trong 5 ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, thuộc 1 trong 5 ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc);

- Miễn thi môn tin học trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.

IV. Cách tính điểm và xác định người trúng tuyển

1. Cách tính điểm

- Mỗi môn thi được chấm theo thang điểm 100

- Điểm môn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành là tổng điểm của bài thi viết hoặc trắc nghiệm và bài thi thực hành giảng dạy hoặc phỏng vấn (bài thi viết hệ số 01, bài thi thực hành giảng dạy hoặc phỏng vấn hệ số 02); Điểm bài thi thực hành giảng dạy hoặc phỏng vấn là trung bình cộng của tất cả các thành viên trong Tiểu ban chấm thi thực hành giảng dạy hoặc phỏng vấn có mặt dự giảng hoặc phỏng vấn.

- Kết quả thi là tổng số điểm của môn kiến thức chung và môn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, cụ thể như sau:

Tổng số điểm = Điểm môn kiến thức chung (hệ số 01) + Điểm môn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành (bài thi viết hoặc trắc nghiệm nhân hệ số 01, bài thi thực hành giảng dạy hoặc phỏng vấn nhân hệ số 02).

Kết quả môn ngoại ngữ và môn tin học là điểm điều kiện, không tính vào tổng số điểm thi.

2. Cách xác định người trúng tuyển

Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển là người phải đạt các yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn của vị trí đăng ký dự tuyển, phải tham gia đủ các bài thi và mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên và được xác định theo nguyên tắc lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí tuyển dụng.

Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có số điểm môn Chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu tổng số điểm bài thi môn Chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì Giám đốc Học viện Tài chính quyết định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau:

a) Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;

b) Thương binh;

c) Người hưởng chính sách như thương binh;

d) Con liệt sĩ;

đ) Con thương binh;

e) Con của người hưởng chính sách như thương binh;

g) Người dân tộc ít người;

h) Đội viên thanh niên xung phong;

i) Đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ;

k) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự;

l) Người dự tuyển là nữ.

Trường hợp vẫn không xác định được người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên quy định nêu trên thì Giám đốc Học viện Tài chính trực tiếp phỏng vấn và quyết định người trúng tuyển.

Khi kiểm tra hồ sơ dự tuyển của người trúng tuyển, nếu Học viện Tài chính phát hiện thấy văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ có liên quan không hợp pháp hoặc khai man trong hồ sơ dự tuyển thì kết quả trúng tuyển bị huỷ bỏ.

Kết quả thi tuyển của thí sinh không được bảo lưu cho các kỳ thi tuyển lần sau.

V. Thời gian, điạ điểm phát hành và tiếp nhận hồ sơ:

1. Thời gian: Từ 17/6/2013 đến ngày 17/7/2013 (Nhận hồ sơ trong giờ hành chính các ngày trong tuần trừ thứ Bảy và Chủ nhật).

2. Địa điểm: Phòng B105, Ban Tổ chức cán bộ, Học viện Tài chính, số 8 Phan Huy Chú, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

VI. Thời gian, địa điểm thi:

1. Thời gian: Dự kiến tháng 8/2013

2. Địa điểm: Học viện Tài chính - 53E Phan Phù Tiên, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Mọi chi tiết xin liên hệ tại phòng B105, Ban Tổ chức cán bộ, Học viện Tài chính, số 8 Phan Huy Chú, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. ĐT: 043.9334.952./.

Download thông báo tuyển dụng

 

 

Số lần đọc: 34357

Danh sách liên kết