Tìm
English
Thứ tư, 06/10/2010 - 14:24

"Xem" những trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

 
(Dân trí) - Trận quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Đằng (năm 938), trận Chi Lăng - Xương Giang (1427), chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)… là những trận đánh được tái hiện tại Bảo tàng Lịch sử quân sự.
 
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã trải qua hàng chục cuộc kháng chiến chống các đội quân xâm lược như Tần, Triệu, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh Thanh…, và hàng trăm cuộc khởi nghĩa giành độc lập cho dân tộc. Hầu hết các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa này, dân tộc ta đều giành thắng lợi. Những thắng lợi hiển hách đó gắn liền với tên tuổi các vị anh hùng dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lịch sử nước ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”
Để đi đến thắng lợi trong các cuộc kháng chiến như đã nêu, rất nhiều trận đánh, chiến dịch nổi tiếng được ghi vào lịch sử như những mốc son chói lọi. Những trận đánh tiêu biểu đã được tái hiện trong triển lãm đang được tổ chức tại Bảo tàng lịch sử quân sự.
 
Trận Bạch Đằng (938): trận quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy đánh bại quân Nam Hán xâm lược, kết thúc cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ 2.
 
Trận Như Nguyệt (1077): diệt quân Tống xâm lược trên phòng tuyến sông Cầu do Lý Thường Kiệt chỉ huy, kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2.
 
Trận Đông Bộ Đầu (1258): trận quyết chiến của quân nhà Trần do Vua Trần Thái Tông chỉ huy đánh tan đạo quân xâm lược Mông Cổ tại bến Đông Bộ Đầu (gần cầu Long Biên, Hà Nội ngày nay), kết thúc khánh chiến chống Mông - Nguyên lần thứ nhất.
 
Năm 1288, Trần Hưng Đạo chỉ huy trận Bạch Đằng, diệt quân Nguyên rút chạy trên sông Bạch Đằng, kết thúc cuộc khán chiến chống Mông - Nguyên lần thứ 3.
 
Năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn diệt quân Minh trong trận Chi Lăng - Xương Giang, kết thúc kháng chiến chống Minh.
 
Những viên đạn đá đủ các kích cỡ được nghĩa quân Lam Sơn sử dụng.
 
Trận Rạch Gầm - Xoài Mút (1785), trận quyết chiến chiến lược của quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy, diệt quân Xiêm (Thái Lan) trên sông Tiền Giang, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, đập tan ý đồ xâm lược của nhà Xiêm.
 
An Khê Trường (Gia Lai), trung tâm liên lạc của nghĩa quân Tây Sơn trong những năm đầu khởi nghĩa.
 
Mô hình thuyền chiến nghĩa quân Tây Sơn đánh trận Rạch Gầm - Xoài Mút.
 
Năm 1789, quân Tây Sơn diệt quân Thanh ở Ngọc Hồi - Đống Đa, kết thúc kháng chiến chống Thanh.
 
Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch quyết chiến chiến lược của Quân đội nhân dân Việt Nam diệt quân Pháp ở Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, kết thúc kháng chiến chống thực dân Pháp.
 
Bộ Tổng tư lệnh họp bàn kế hoạch tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, năm 1954.
 
Bộ đội ta tiến lên Tây Bắc để tiêu diệt địch ở Điên Biên Phủ.
 
Đoàn xe đạp thồ vận chuyển lương thực, vũ khí vào mặt trận Điện Biên Phủ.
 
Tấn công địch ở sân bay Mường Thanh.
 
Quân ta tiến lên tiêu diệt địch trên đồi C1, ngày 30/3/1954.
 
Khối bộc phá gần 1.000kg làm nổ tung hầm ngầm trên đồi A1, hiệu lệnh tổng tiến công toàn tuyến tại mặt trận Điện Biên Phủ, ngày 6/5/1954.
 
Pháo cao xạ bắn máy bay của quân Pháp tiếp tế cho Điện Biên Phủ.
 
Tướng Decastrie và Bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đầu hàng.
 
Sỹ quan, binh lính thuộc 2 binh đoàn cơ động tinh nhuệ số 8 và số 9 của Pháp bị bắt tại Điện Biên Phủ.
 
Hội nghị Giơ-ne-vơ bàn về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, năm 1954.
 
Máy bay B52 ném bom tàn phá Hà Nội trong chiến dịch Linebacker II từ ngày 18/12 đến 29/12/1972.
 
Phố Khâm Thiên bị máy bay B52 ném bom huỷ diệt ngày 26/12/1972.
 
Bệnh viện Bạch Mai bị tàn phá ngày 22/12/1972.
 
Mũ và áo bay của Anh hùng LLVTND Phạm Tuân sử dụng lái máy bay MIC-21 trong trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972.
 
Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), chiến dịch quyết chiến chiến lược của quân và dân Việt Nam đánh vào đầu não và lực lượng quan trọng nhất của chính quyền, quân đội Sài Gòn, giải phóng Sài Gòn - Gia Định, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 
Sở chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
 
Hội nghị Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng mở rộng (khoá III) bàn về giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc họp ngày 18/12/1974 - 8/1/1975.
 
Đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất.
 
Sư đoàn 9 và xe tăng đoàn 232 đánh chiếm biệt thự khu thủ đô nguỵ.
 
Trung đoàn bộ binh 88 phối hợp đánh chiếm Bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia nguỵ, ngày 30/4/1975.
 
Quân đoàn 1 đánh chiếm Bộ tổng tham mưu nguỵ trưa ngày 30/4/1975.
 
Xe tăng quân giải phóng đánh chiếm Dinh Độc lập.
 
Nhân dân Sài Gòn nô nức xuống đường mừng chiến thắng, ngày 1/5/1975.
 
Tiến Nguyên
Số lần đọc: 12229

Danh sách liên kết