Tìm
English
Thứ tư, 29/07/2015 - 11:58

Thông tin tóm tắt về những kết luận mới của Luận án tiến sĩ Bùi Nhật Tân
1. Đề tài luận án: “TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM”

2. Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng           Mã số : 62.34.02.01

3. Họ và tên NCS: Bùi Nhật Tân

4. Họ và tên cán bộ hướng dẫn khoa học:

          1. TS. Nguyễn Ngọc Tuyến

          2. PGS.TS Hoàng Văn Bằng

5. Những kết luận mới của Luận án

          5.1. Về lý luận

          1. Luận án đã tổng hợp hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách tài khóa (CSTK) và phát triển kinh tế; nội dung, mục tiêu, các yếu tố, nguyên tắc của chính sách tài khóa; khái niệm, yêu cầu của phát triển kinh tế; đồng thời, đã phân tích nhằm làm sáng tỏ tác động của chính sách tài khóa đến phát triển kinh tế.

          2. Luận Án đã tổng hợp, giới thiệu một số kinh nghiệm quốc tế trong áp dụng chính sách tài khóa, bao gồm đặc điểm CSTK các nước phát triển, đặc điểm CSTK các nước đang phát triển, một số quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể tham khảo, áp dụng ở Việt Nam trong việc sử dụng chính sách tài khóa nhằm ổn định và phát triển kinh tế.

          5.2. Về thực tiễn

          1. Luận án đã đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng CSTK gắn với tình hình phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2014. Trong  đó đã nêu rõ tình hình sử dụng các công cụ như thu, chi, bội chi NSNN, nợ công trong giai đoạn trên, gắn với các diễn biến kinh tế - xã hội thông các số liệu chi tiết.

          2. Luận án đã tập trung đánh giá các tác động của chính sách tài khóa đến phát triển kinh tế Việt Nam. Thông qua phân tích biến động chuỗi số liệu của các chỉ tiêu thu, chi, bội chi NSNN trong mối quan hệ với các chỉ tiêu chính về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát…, kết hợp với kiểm định bằng mô hình kinh tế lượng, Luận án đã đưa ra kết luận rằng: chính sách thu ngân sách, chi cho đầu tư phát triển và chi cho tiêu dùng đều có tác động lớn đến phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Tiếp đó, Luận án đã đánh giá kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại trong việc sử dụng chính sách tài khóa để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế và chỉ ra được các nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến thực trạng đó.

          3. Trên cơ sở các nội dung lý thuyết, tình hình thực tiễn của chính sách tài khóa trong thời gian vừa qua, kết hợp với việc phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020; Luận án đã phân tích các mục tiêu, quan điểm, định hướng phát triển kinh tế đến năm 2020 của Nhà nước Việt Nam; chỉ ra các mục tiêu, yêu cầu đối với đổi mới chính sách tài khóa… từ đó, đề xuất các nhóm giải pháp chung và giải pháp cụ thể đổi mới chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020 và các năm tiếp theo. Nhóm giải pháp chung tập trung vào thực hiện chính sách tài khóa trung hạn, xây dựng nền tài chính công khai minh bạch và sử dụng ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả… Nhóm giải pháp cụ thể đi sâu vào kiến nghị về chính sách thu ngân sách, chi ngân sách, cân đối ngân sách, quản lý nợ công… Bên cạnh đó, Luận án cũng đưa ra các giải pháp điều kiện để thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp đã đề xuất.

Tải file Thông tin tóm tắt về những kết luận mới của Luận án tiến sĩ Bùi Nhật Tân bằng tiếng Anh

Xem toàn văn luận án

Khoa Sau đại học
Số lần đọc: 2296

Danh sách liên kết