Tìm
English
Thứ ba, 19/05/2015 - 2:30

Vai trò lãnh đạo của Đảng ủy trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo để cung cấp sản phẩm Tài chính - Kế toán chất lượng cao cho xã hội
Hơn 53 năm kinh nghiệm đào tạo và nghiên cứu khoa học, Đảng uỷ Học viện Tài chính luôn quan tâm chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm cung cấp sản phẩm Tài chính - Kế toán chất lượng cao cho xã hội.

1. Kết quả chỉ đạo của Đảng uỷ Học viện trong việc lãnh đạo công tác quản lý đào tạo giai đoạn 2011-2015

       - Thứ nhất, ổn định quy mô đào tạo, mở rộng các ngành, chuyên ngành mới theo nhu cầu của xã hội. 

- Giai đoạn 2010-2015, Đảng ủy chỉ đạo từng bước đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao uy tín cho Học viện, tăng quy mô đối với loại hình đạo tạo chính quy, giảm quy mô đào tạo loại hình đào tạo vừa làm vừa học.

- Ngành và chuyên ngành đào tạo được mở rộng: nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nhu cầu xã hội, Đảng ủy đã chỉ đạo mở rộng thêm ngành, chuyên ngành, cụ thể: từ 5 ngành lên 6 ngành; từ 15 chuyên ngành lên 20 chuyên ngành; đổi tên 2 chuyên ngành (chuyên ngành Kinh doanh chứng khoán đổi tên thành chuyên ngành Đầu tư tài chính; chuyên ngành Bảo hiểm đổi tên thành Tài chính Bảo hiểm.)

Ngành mới

Ngành Kinh tế

Chuyên ngành mới

Kế toán công, Kinh tế nguồn lực tài chính, Kinh tế đầu tư tài chính, Kinh tế luật, Phân tích chính sách tài chính.

 

      - Thứ hai, Đảng ủy chỉ đạo tiếp tục mở rộng, chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ; chủ động xây dựng, rà soát, bổ sung quy định đào tạo, chương trình đào tạo, viết giáo trình.

Sau khi đánh giá tổng kết công tác đào tạo theo tín chỉ của hệ đào tạo chính quy giai đoạn đầu áp dụng 2008-2012, ĐU-BGĐ tiếp tục chỉ đạo mở rộng  mô hình đào tạo theo HTTC cho hệ Liên thông đại học, đại học văn bằng 2, hệ sau đại học.

Rà soát quy chế, xây dựng chương trình đào tạo thay đổi theo hướng tăng cường các môn/học phần tự chọn để sinh viên và học viên lựa chọn, lấy ý kiến của các đơn vị, tổ chức bên ngoài về chương trình đào tạo, cụ thể:  hoàn thành quy định đào tạo hệ LTĐH theo HTTC; quy định đào tạo hệ Đại học Văn bằng 2 theo HTTC; quy định sau đại học, chuyển đổi chương trình đào tạo hệ LTĐH, ĐH VB2 từ niên chế sang tín chỉ; sửa đổi, xây dựng mới 5 chương trình đào tạo hệ LTĐH, 5 chương trình đào tạo hệ ĐHVB2, 5 chương trình đào tạo của chuyên ngành mới, xây dựng bổ sung chương trình đào tạo cùng lúc hai chương trình cho các chuyên ngành mới.

- Thứ ba, Đảng ủy chỉ đạo kiểm tra việc đổi mới phương pháp giảng dạy

Từ việc nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo, Đảng ủy, BGĐ chỉ đạo toàn Học viện thực hiện tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy “lấy người học làm trung tâm” từ năm 2011 đến nay.

+ Số lượng bộ môn tăng từ 34 bộ môn lên 38 bộ môn, các bộ môn đều được hướng dẫn xây dựng đề cương chi tiết theo hệ thống tín chỉ; số lượng môn học giảm vì tích hợp được giữa các hệ: chính quy, LTĐH, ĐHVB2, VLVH, cùng lúc hai chương trình …giúp cho sinh viên thuận lợi cho việc học lại, học cải thiện

+ Tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng cho giảng viên về các kiến thức: nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Chỉ đạo các Khoa, bộ môn hội thảo về phương pháp dạy –học phù hợp theo HTTC, lấy ý kiến người học để ngày càng hoàn thiện hơn phương pháp giảng dạy.

    - Thứ tư, Đảng ủy lãnh đạo việc chủ động ký hợp tác thỏa thuận trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng cán bộ Tài chính kế toán với các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, các DN; đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội cho các tỉnh Tây Bắc theo chương trình 3 Tây của chính phủ, bao gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Điện Biên…; cho Quân khu 2, Thái Nguyên ...

Đảng ủy chỉ đạo thường xuyên các Khoa chuyên ngành hợp tác với các Tổng công ty, công ty, UBND, Sở Tài chính, Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan...Các Khoa chủ động ký kết với các doanh nghiệp để nhận tài trợ các phần mềm, cơ sở vật chất để đáp ứng cho nhu cầu thực tế, điển hình khoa Kế toán, Thuế Hải quan, TCDN, NHBH…

Với vai trò quản lý và thực hiện nghiên cứu khoa học của ngành Tài chính, Đảng uỷ đã lãnh đạo các đơn vị triển khai nghiên cứu khối lượng khá lớn các đề tài, đề án cấp nhà nước, cấp bộ, cấp học viện. Đến nay đã có nhiều giảng viên tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu đề tài khoa học các cấp, tham gia nhiều hơn trong nghiên cứu đề tài, đề án  cấp Bộ, các cuộc hội thảo trong và ngoài nước, tham gia Hội đồng đánh giá các đề tài khoa học. Học viện đã thực hiện việc giao đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng vào đào tạo cho giảng viên là tiến sĩ trở lên nhằm tạo ra tính năng động và áp dụng lý luận vào thực tiễn.

+ Trung tâm bồi dưỡng tư vấn tài chính kế toán triển khai mạnh và thực hiện ngày càng hiệu quả việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giảng viên của Học viện, đào tạo các lớp nghiệp vụ tại các đơn vị tổng công ty, công ty, cơ quan chức năng, các Tỉnh…theo đơn đặt hàng.

    - Thứ năm, Đảng ủy chỉ đạo các Khoa, Ban CTCT&SV, Ban KT&QLCL, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên để tổ chức các ngày hội nghề nghiệp, ngày hội tư vấn việc làm, khảo sát thăm dò ý kiến đối với sinh viên đã tốt nghiệp.  Thông qua kênh thông tin này, ĐU, BGĐ Học viện nắm bắt được những nhu cầu và cơ hội để giúp cho việc đào tạo bám sát  thực tế, xây dựng quy định chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu của các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực; tạo cơ hội cho sinh viên tìm kiếm việc làm, tìm kiếm học bổng, thể hiện được năng lực của mình...

Học viện Tài chính tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh đại học năm 2015

    - Thứ sáu chỉ đạo tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo: Đảng uỷ, ban Giám đốc Học viện Tài chính luôn chú ý đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế với phương châm thiết thực hiệu quả.

Ngoài các hoạt động hợp tác với các đối tác ở Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Philipines, Lào, Nhật Bản Học viện Tài chính đã kí kết thoả thuận hợp tác với đại học Vân Lâm, đại học Cao Hùng, Đài Loan. Học viện Tài chính liên kết đào tạo thạc sỹ, đại học với trường Đại học của Vương Quốc Anh, Cộng Hòa Pháp, Mỹ,….; Xây dựng CTĐT Thạc sỹ, Tiến sỹ cho CHĐCH Lào; ký kết hợp tác với các hiệp hội nghề nghiệp quốc tế ACCA, CPA Úc, CFA…

2. Định hướng của Đảng ủy về mục tiêu và các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo ở Học viện Tài chính giai đoạn 2015-2020

* Định hướng về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo

 - Chỉ đạo quyết liệt việc nâng cao hơn nữa chất lượng các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và NCKH. Đẩy mạnh công tác tư vấn và thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo theo hệ thống tiêu chuẩn của Bộ GD & ĐT, đảm bảo đến năm 2020 đạt chuẩn chất lượng trường học trong khu vực.

- Tiếp tục ổn định quy mô đào tạo chính quy; tăng quy mô đào tạo  khác theo nhu cầu xã hội, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, thay đổi cơ cấu đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội (như đào tạo chất lượng cao, đào tạo liên kết với nước ngoài, chương trình đào tạo tiến tiến…) hướng đến tự chủ tài chính trên cơ sở phù hợp với điều kiện đội ngũ, cơ sở vật chất, ngành nghề đào tạo. Cải tiến hiệu quả công tác tuyển sinh gắn liền với phát triển thương hiệu của HVTC theo quy chế tuyển sinh mới.

 - Bên cạnh việc đầu tư trang bị, lãnh đạo việc thực hiện theo hướng “lấy người học làm trung tâm của quá trình đào tạo“; nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần chỉ đạo thực hiện tốt việc rèn luyện tính chuyên nghiệp, tính năng động, sáng tạo cho người học để họ có thể đảm nhận, giải quyết tốt công việc thực tiễn trong điều kiện hội nhập quốc tế; đẩy mạnh hơn nữa việc gắn kết giữa các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và NCKH với thực tiễn

*Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

          Để có thể đổi mớí, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, Đảng uỷ cần lãnh đạo toàn diện việc thực hiện đồng bộ các giải pháp liên quan đến quá trình đào tạo. Những giải pháp cơ bản được xác định bao gồm:

  1. Đổi mới một cách toàn diện công tác quản lý giáo dục theo chủ trương chung của BGD&ĐT, đổi mới mục  tiêu, nội dung và chương trình đào tạo:

- Mục tiêu đào tạo phải gắn liền với yêu cầu của xã hội kể cả trong và ngoài nước, đặc biệt là trong điều kiện thực hiện hội nhập quốc tế như hiện nay.

- Nghiên cứu kinh nghiệm các nước, hoàn thiện nội dung, chương trình, giáo trình theo hướng tiến tiến, hiện đại, phù hợp với nhu cầu xã hội. Tiếp tục đổi mới nội dung chương trình đào tạo theo hướng kết hợp, hợp lý giữa đào tạo tri thức nghề nghiệp với kỹ năng thực hành, năng lực sáng tạo.

- Rà soát nội dung, chương trình đào tạo nhằm kịp thời cập nhật, điều chỉnh đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp đào tạo; áp dụng chương trình đào tạo tiên tiến; phối hợp với hệ thống các trường đào tạo để thống nhất xây dựng nội dung chương trình đảm bảo tính liên thông giữa các cấp đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết đào tạo liên thông trong hệ thống các cơ sở đào tạo.

-  Đa dạng hoá các loại hình đào tạo; tăng cường đào tạo theo nhu cầu xã hội; từng bước gắn kết hơn nữa giữa đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học với thực tiễn; Khôi phục lại các phòng thực hành ảo: Sàn giao dịch chứng khoán ảo, Kê khai Hải quan; Phòng thực hành kế toán; Core Banking…

2. Lãnh đạo việc xây dựng, phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác quản lý:

- Xây dựng và duy trì cơ cấu hợp lý giữa lực lượng giáo viên và cán bộ làm công tác quản lý, phục vụ.

- Chú trọng đặc biệt đến việc củng cố xây dựng bộ môn và đội ngũ giảng viên. Xác định quy mô và có kế hoạch tuyển dụng đảm bảo đủ số lượng giáo viên. Tăng cường bồi dưỡng và có cơ chế khuyến khích giáo viên tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ.

- Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phục vụ phải tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp và khả năng áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý công tác đào tạo.

          3. Lãnh đạo việc đổi mới nội dung, chương trình môn học, đánh giá chất lượng đào tạo:

-Tiếp tục tiến hành rà soát, chỉnh sửa đề cương và nội dung các môn học, tổ chức biên soạn lại các giáo trình cũ và viết mới giáo trình cho các môn học mới, xây dựng mới đề cương bài giảng nhằm bổ sung nguồn tài liệu với kiến thức cập nhật cho sinh viên theo hướng chuẩn đầu ra; tăng cường hội thảo chuyên môn ở cấp bộ môn nhằm thống nhất nội dung, phương án giảng dạy chi tiết cho từng môn học, tránh trùng lắp.

- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc khâu tuyển sinh đầu vào, đặc biệt là công tác coi thi và chấm thi phải đảm bảo công bằng, chính xác, kiên quyết ”nói không với tiêu cực trong thi cử”. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, tự đánh giá chất lượng đào tạo. Công tác thanh tra đào tạo được thực hiện thường xuyên ở tất cả các khâu trong quá trình đào tạo. Cần phải thực hiện việc định kỳ lấy ý kiến đóng góp của người học đối với công tác giảng dạy và phục vụ giảng dạy để điều chỉnh đáp ứng nhu cầu người học.

- Tăng cường hơn nữa liên kết với các trường đại học nước ngoài, có chính sách thu hút các nhà khoa học có trình độ cao ở nước ngoài cùng tham gia giảng dạy; nâng cao vai trò và trách nhiệm của các bộ môn trong đào tạo nghiên cứu sinh.

- Về đánh giá chất lượng đào tạo: chỉ đạo việc cải tiến và đa dạng hoá hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên đảm bảo khách quan, chính xác. Đánh giá chất lượng theo hướng chú trọng việc phân tích, sáng tạo, giải quyết vấn đề, thái độ nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học, năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo, năng lực thích nghi và môi trường làm việc hơn là học thuộc lòng, máy móc, không đánh giá cao năng lực nghiên cứu, khả năng thích nghi …

4. Chỉ đạo việc khai thác, phát huy các nguồn lực phục tốt công tác đào tạo:

          - Mở rộng liên kết đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học với các tổ chức trong và ngoài nước; tiếp tục ký kết và triển khai các thoả thuận hợp tác về đào tạo với các cơ quan thực tế,  mở rộng hoạt động tư vấn dịch vụ tài chính, kế toán cho xã hội.

 - Đảm bảo ổn định và nâng cao từng bước đời sống cho cán bộ viên chức, giảng viên, tạo điều kiện cho mọi người yên tâm và nâng cao trách nhiệm cá nhân trong công việc được giao, đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp đào tạo của Học viện.

5. Lãnh đạo việc đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ viên chức, học viên và sinh viên.

 Xây dựng khối đoàn kết nội bộ, phát huy sức mạnh tập thể, đồng thời khuyến khích tính sáng tạo, tự chủ của các đơn vị, đề cao trách nhiệm cá nhân trong công việc được giao, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Các đơn vị ký giao ước thi đua tại Lễ khai giảng năm học mới

6. Chỉ đạo đổi mới công tác quản lý đào tạo:

- Chỉ đạo việc chuyển đổi từ niên chế sang tín chỉ hệ ĐH, ĐHVB 2; tổng kết công tác tín chỉ giai đoạn mở rộng vào năm 2018; tổng kết đánh giá đào tạo học cùng lúc hai chương trình; triển khai đồng bộ công tác đánh giá người học và người giảng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả.

 - Áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý đào tạo: lập thời khóa biểu, sinh viên tự đăng ký giảng viên, phần mềm quản lý hội trường; triển khai, rà soát toàn bộ đề cương chi tiết các môn học, công bố lên công khai trên website để tiến tới quản lý theo chương trình đào tạo chi tiết; gắn kết giữa các Ban chức năng để giải quyết công tác quản lý đào tạo hiệu quả, thuận lợi cho người học và người dạy.

Nguyễn Đào Tùng - Bí thư Chi bộ Ban QLĐT
Số lần đọc: 4666

Danh sách liên kết