Khoa Quản Trị Kinh Doanh được thành lập theo quyết định số 1237/QĐ-BTC ngày 16/05/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về thành lập khoa Quản trị kinh doanh thuộc Học viện Tài chính.
I. GIỚI THIỆU
1.1. THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Tên đơn vị: Khoa Quản trị Kinh doanh, Học viện Tài chính
- Địa chỉ: Số 58 Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, Bắc Từ liêm, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 38.386.867 - 514
- Email: khoaqtkd@hvtc.edu.vn
1.2. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Khoa Quản Trị Kinh Doanh được thành lập theo quyết định số 1237/QĐ-BTC ngày 16/05/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về thành lập khoa Quản trị kinh doanh thuộc Học viện Tài chính.
- Khi mới thành lập 2 chuyên ngành đào tạo do khoa quản lý là Kinh doanh chứng khoán (nay là Đầu tư tài chính) và Định giá tài sản (nay là Thẩm định giá tài sản & Kinh doanh bất động sản). Bốn bộ môn trực thuộc bao gồm: bộ môn Thị trường chứng khoán, bộ môn Kinh tế các ngành sản xuất, bộ môn Quản trị kinh doanh và bộ môn Định giá tài sản.
- Năm 2006, Học viện sắp xếp lại các chuyên ngành cho phù hợp hơn nên chuyên ngành Kinh doanh chứng khoán được chuyển sang khoa Ngân hàng – Bảo hiểm và CN Kinh doanh bất động sản chuyển sang khoa Tài chính doanh nghiệp. Đồng thời Học viện mở hai chuyên ngành đào tạo mới là: Chuyên ngành Marketing mã số 32 và chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp mã số 31 với chỉ tiêu tuyển sinh 120 sinh viên mỗi khóa.
Cơ cấu tổ chức của khoa năm 2006 bao gồm 04 bộ môn: Bộ môn Kinh tế phát triển (tiền thân là bộ môn Kinh tế các ngành sản xuất), bộ môn Quản trị kinh doanh, Bộ môn Quản lý kinh tế và bộ môn Marketing. Quản lý 02 chuyên ngành đào tạo của Học viện.
Qua nhiều lần thay đổi, đến nay khoa Quản trị kinh doanh có 3 bộ môn: Bộ môn Marketing, bộ môn Quản trị kinh doanh và bộ môn Quản lý kinh tế với tổng số cán bộ giáo viên là 21 người (20 giáo viên: 40% giảng viên có trình độ Tiến sĩ, trong đó có 01 PGS, 01 NGUT) và 01 chuyên viên.
1.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Về giảng dạy:
- Đào tạo đại học: Trực tiếp giảng dạy các môn học do ba bộ môn quản lý cho tất cả các chuyên ngành đào tạo trong Học viện như: Kế toán, kiểm toán, Tin học Tài chính kế toán, Marketing, Ngôn ngữ Anh, Quản trị doanh nghiệp, Tài chính Công, Ngân hàng, Bảo hiểm, Tài chính doanh nghiệp,…
- Đào tạo Sau đại học: Giảng dạy các môn Khoa học quản lý, Marketing, Quản trị kinh doanh, Quản trị học… cho các chuyên ngành khác nhau của Học viện tài chính.
Về nghiên cứu khoa học:
- Trực tiếp xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình, bài giảng gốc, sách chuyên khảo cho hai chuyên ngành: Marketing và Quản trị doanh nghiệp và các giáo trình khác phục vụ cho công tác giảng dạy của cả ba bộ môn.
- Nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về các lĩnh vực: Quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán kiểm toán, marketing, hệ thống thông tin, … Các kết quả nghiên cứu khoa học được thể hiện thông qua các bài báo đã được công bố trên các tạp chí kinh tế chuyên ngành; Thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Các kết quả nghiên cứu không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho các giảng viên; đó là những tài liệu tham khảo quý báu cho các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn phục vụ tốt công tác hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước.
Về quản lý sinh viên: Quản lý sinh viên thuộc 02 chuyên ngành Marketing và Quản trị doanh nghiệp theo phân công của Học viện.
1.4. GIỚI THIỆU VỀ TẬP THỂ LÃNH ĐẠO CẤP KHOA
1.4.1 BAN CHỦ NHIỆM KHOA
Trưởng khoa:
PGS.,TS. Đào Thị Minh Thanh
Các Phó Trưởng khoa:
NGƯT.TS. Nguyễn Thị Thu Hương
TS. Nguyễn Xuân Điền
1.4.2 CẤP ỦY
Bí thư chi bộ:
PGS.,TS. Đào Thị Minh Thanh
Phó bí thư:
TS. Nguyễn Xuân Điền
Chi ủy viên:
TS. Đỗ Thị Nâng
1.4.3 BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN KHOA
Chủ tịch công đoàn:
Th.S Nguyễn Quang Tuấn
Phó chủ tịch công đoàn:
Th.S Nguyễn Ngọc Lan
1.4.4 BAN CHẤP HÀNH LIÊN CHI ĐOÀN KHOA
Bí thư liên chi đoàn khoa:
Th.S Đinh Thị Len
Phó bí thư liên chi đoàn khoa:
Th.S Trần Thị Hiên
1.5. GIỚI THIỆU VỀ CÁC CHUYÊN NGÀNH DO KHOA QUẢN LÝ
1.5.1. Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp
Mục tiêu đào tạo Đào tạo cử nhân ngành quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, am hiểu và thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. có trách nhiệm với bản thân và xã hội, nắm vững các kiến thức cơ bản và toàn diện về chính trị - kinh tế - xã hội, có trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc trong thực tiễn; Người học sau khi tốt nghiệp nắm vững kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp, ngành Quản trị kinh doanh; Am hiểu cấu trúc và cơ chế vận hành của tổ chức và doanh nghiệp; có tư duy sáng tạo và logic; có khả năng nghiên cứu độc lập phân tích, đánh giá và hoạch định các chính sách liên quan đến lĩnh vực Quản trị kinh doanh; Có kỹ năng thực hành thành thạo về chuyên môn; có tính kỷ luật và chuyên nghiệp cao; có các kỹ năng cần thiết; có khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc trong nước và quốc tế.
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp có cơ hội và có khả năng đảm nhận các công việc chuyên môn được đào tạo về lĩnh vực Quản trị doanh nghiệp và các lĩnh vực khác thuộc ngành Quản trị kinh doanh trong các cơ quan Nhà nước; các công ty, tổ chức, tập đoàn trong nước và quốc tế; cụ thể:
+ Sinh viên đảm nhận các công việc chuyên môn như: Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị chiến lược, Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Quản trị bán hàng, quản trị chất lượng,....
+ Có khả năng khởi sự doanh nghiệp của riêng mình. .
+ có thể làm giảng viên, trợ giảng, chuyên gia tư vấn, nghiên cứu viên chuyên môn về lĩnh vực Quản trị kinh doanh nói chung và lĩnh vực Quản trị doanh nghiệp nói riêng tại các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học trên phạm vi cả nước như: các trường đại học/học viện, các viện nghiên cứu, ....
1.5.2. Chuyên ngành Marketing
Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân chuyên ngành Marketing, đảm bảo cho người học:
Phát triển một cách toàn diện về kiến thức, kỹ năng, về mức độ tự chủ và trách nhiệm; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, kinh doanh, khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật; có trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc; nắm vững kiến thức của ngành Quản trị kinh doanh và chuyên sâu về Quản trị Marketing trong một doanh nghiệp như: Quản trị thương hiệu, Nghiên cứu Marketing, Quản trị kênh phân phối, Quản trị quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng và quản trị bán hàng, Quản trị chiến lược; có năng lực hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch marketing khác nhau cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức; biết tổ chức các hoạt động Marketing và tạo lập một phòng marketing cho doanh nghiệp.
Có kỹ năng thực hành thành thạo, làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết các vấn đề trong quản trị kinh doanh nói chung và Quản trị Marketing nói riêng, đồng thời sinh viên có những kỹ năng cần thiết để tự học, tự nghiên cứu độc lập để tự phát triển bản thân cũng như khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc trong nước và quốc tế.
Cơ hội nghề nghiệp:
Cử nhân chuyên ngành Marketing Có năng lực làm việc ngay trong các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế và công ty ở nước ngoài, các trường đại học và các viện nghiên cứu sau khi tốt nghiệp với những công việc thuộc chuyên môn đào tạo tại:
- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ và các tổ chức bao gồm: Quản trị thương hiệu, quản trị marketing, quản trị bán hàng, quản trị logistic đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, xây dựng các mối quan hệ công chúng,…
- Các công ty kinh doanh các dịch vụ tư vấn xây dựng thương hiệu; các công ty truyền thông quảng cáo và nghiên cứu thị trường,…
- Các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước từ trung ương đến địa phương trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh và hỗ trợ các doanh nghiệp.
- Các trường và các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện nghiên cứu.
- Có khả năng khởi sự doanh nghiệp của riêng mình
1.6. THÀNH TÍCH CỦA ĐƠN VỊ:
- Giảng dạy: Nghiên cứu và đưa vào giảng dạy 26 môn học mới cho các lớp chuyên ngành Quản tri doanh nghiệp, Marketing và chương trình đào tạo sau đại học. Hàng năm 100% giáo viên giảng vượt định miwsc giờ giảng với chất lượng giảng dạy đảm bảo theo yêu cầu.
- Nghiên cứu khoa học: Tính đến 31/7/2023 chủ trì và tham gia 05 đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 01 đề tài nhánh cấp Nhà nước và gần 100 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện, cấp khoa. Biên soạn trên 30 giáo trình và sách chuyên khảo phục vụ cho hai chuyên ngành đào tạo do khoa quản lý là Marketing và quản trị doanh nghiệp. Các giáo trình về lĩnh vực Quản lý, Kinh tế môi trường và Quản lý hành chính công. Công bố được trên 300 bài báo khoa học trên các tạp chí được tính điểm của Hội đồng chức danh giáo sưu ngành kinh tế trong đó có trên 50 công bố trên các tạp chí quốc tế và hội thảo quốc tế có uy tín.
- Các danh hiệu và phần thưởng đã đạt được: Khoa Đã được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008, nhiều bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Liên tục hơn chục năm qua đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.
II. NHÂN SỰ
Cơ cấu tổ chức: Khoa QTKD quản lý 03 bộ môn đó là: Bộ môn Quản trị kinh doanh, Bộ môn Marketing và Bộ môn Quản lý kinh tế
2.1. BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trưởng Bộ môn:
TS. Nguyễn Xuân Điền
Phó trưởng bộ môn:
PGS.TS. Võ Thị Vân Khánh
Lực lượng giảng viên cơ hữu năm 2023: 05 giảng viên, trong đó 2 tiến sĩ, 3 thạc sĩ được đào tạo trong và ngoài nước.
Nhiệm vụ: Giảng dạy 10 môn học cho các bậc đào tạo theo phân công của Học viện, cụ thẻ:
- Quản trị kinh doanh
- Quản trị học
- Quản trị chất lượng
- Quản trị chiến lược
- Văn hóa doanh nghiệp
|
- Quản trị sản xuất và tác nghiệp
- Quản trị nguồn nhân lực
- Khởi nghiệp kinh doanh
- Quản trị kinh doanh (giảng bằng tiếng Anh)
- Quản trị doanh nghiệp
|
Thành tích của bộ môn:
Nhiều năm liên tục được đánh giá “Tập thể Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tập thể lao đông tiên tiến”;
Tính đến năm 2023: 07 lần nhận được Bằng khen của Bộ trưởng
2.1.2. BỘ MÔN MARKETING
Trưởng bộ môn:
TS. Nguyễn Sơn Lam
Phó trưởng bộ môn:
Ths. Nguyễn Quang Tuấn
Lực lượng giảng viên: 7 giảng viên, trong đó 3 tiến sĩ, 4 thạc sĩ được đào tạo trong và ngoài nước.
Nhiệm vụ: Giảng dạy 15 môn học cho các bậc đào tạo theo phân công của Học viện
- Marketing căn bản
- Quản trị Marketing
- Quản trị thương hiệu
- Quản trị bán hàng
- Quản trị giá bán
- Quan hệ công chúng
- Nghiên cứu Marketing
- Digital Marketing
|
- Quản trị marketing toàn cầu
- Marketing dịch vụ tài chính
- Tâm lý học quản lý
- Quản trị kênh phân phối
- Quản trị quảng cáo
- Essencial Marketing
- (Marketing giảng bằng tiếng Anh)
|
Thành tích của bộ môn:
Nhiều năm liên tục được đánh giá “Tập thể Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tập thể lao đông xuất sắc
Tính đến năm 2023: 01 lần được tặng Huân chương lao động hạng ba (2018); 01 lần được tặng bằng khen của Thủ tướng (2012); 07 lần nhận được Bằng khen của Bộ trưởng.
2.1.3. BỘ MÔN QUẢN LÝ KINH TẾ
Trưởng Bộ môn:
NGƯT.TS. Nguyễn Thị Thu Hương
Phó trưởng bộ môn:
TS. Đỗ Thị Nâng
Lực lượng giảng viên: 08 giảng viên, trong đó 04 tiến sĩ, 04 thạc sĩ được đào tạo trong và ngoài nước.
Nhiệm vụ: Giảng dạy 5 môn học cho các bận đào tạo theo phân công của Học viện bao gồm
1. Khoa học quản lý
2. Quản lý hành chính công
3. Kinh tế môi trường
4 Quản lý Nhà nước về kinh tế
5. Quản trị kinh doanh du lịch
|